Kể về thầy cô giáo của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập) — Không quảng cáo

Văn mẫu 6 - Phân tích, kể chuyện, cảm nghĩ, văn miêu tả lớp 6 hay nhất Viết bài tập làm văn số 3


Kể về thầy cô giáo của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập)

Năm lớp 5 tôi được may mắn học thầy Phong. Cho đến giờ chúng tôi vẫn còn nhớ mãi những kỉ niệm về thầy.

Dàn ý

1. Mở bài:

- Giới thiệu thầy hoặc cô giáo mà bạn định kể 2. Thân bài: kể về cô giáo a. Giới thiệu cô giáo * Ngoại hình: - Độ tuổi (thầy) cô.

- Trang phục.

- Hình dáng. * Tính tình: - Cô (thầy) rất hiền, nhưng những lúc cô rất nghiêm khắc. - Những bạn không lo học hay chú ý nghe giảng cô đều ân cần bảo ban và chăm sóc. - Cô (thầy) rất công bằng, luôn yêu thương các bạn như nhau. - Cô (thầy) rất yêu thương chúng em. - Cô (thầy) rất yêu thương học trò, tận tình chăm sóc và bảo ban. b. Kể về cô giáo: * Kể về (thầy) cô khi cô ở trường: * Kể về cô khi (thầy) cô ở nhà: 3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về (thầy) - Em rất yêu thương và kính trọng (thầy) cô - (Thầy) c ô là tấm gương cho em học tập và noi theo

Bài mẫu

Bài tham khảo số 1

Năm lớp Năm, tôi được may mắn học thầy Phong. Cho đến giờ chúng tôi vẫn còn nhớ mãi những kỉ niệm về thầy.

Dáng người thầy cao to, phải đến hơn mét bảy, gần mét tám. Tầm tuổi thầy mà cao như vậy thật hiếm có. Tóc thầy đã điểm hoa râm, xoăn tít rất lạ. Mắt thầy to, sáng. Ánh nhìn sắc lạnh và rất nghiêm. Nhưng khi cười trông thầy thật hiền từ.

Thầy Phong dạy hay nhất là môn Toán. Bình thường lúc giảng bài thầy rất say sưa. Giọng nói chậm rãi nhưng nhịp tay cứ thoăn thoắt ghi những công thức lên bảng. Thầy không thích ngồi trên bàn giáo viên lâu. Thầy thường hay đi lại quanh lớp nhìn chúng tôi loay hoay tính toán. Và đặc biệt, thầy rất vui khi chúng tôi tìm ra những cách giải mới, hay và khác cách giải của thầy.

Đầu năm học, khi mới học thầy, trong lớp đứa nào cũng sợ thầy một phép. Thầy cứ vào là lớp im phăng phắc, không dám ho he một tiếng. Gọi dạ bảo vâng. Bởi trông thầy nghiêm nghị quá. Mái tóc xoăn chải gọn ra sau, chiếc áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần âu luôn được là phẳng nếp. Thầy ít khi nói đùa. Đang giảng bài mà phát hiện anh chàng nào hí hoáy làm việc riêng hay cười đùa là thầy dừng lại ngay. Bằng ánh mắt nghiêm nghị, thầy nhìn thẳng vào người đó. Lúc ấy, chàng ta chỉ có nước xấu hổ mà tự động đứng lên xin lỗi thầy. Xong, thầy không nói gì, lại tiếp tục giảng bài say sưa như chưa có chuyện gì xảy ra. Chính vì thầy nghiêm nghị thế nên chúng tôi ít khi dám trò chuyện với thầy bên ngoài giờ học.

Mãi đến 20/11, kỉ niệm ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam, bọn chúng tôi mới khám phá hết con người của thầy. Thầy là một con người rất tình cảm. Thầy rớt nước mắt khi nhận từ chúng tôi những bài hát và lời chúc chân thành. Đáp lại chúng tôi được thưởng thức giọng ca trầm ấm hay hơn cả Trọng Tấn của thầy. Chưa bao giờ chúng tôi thấy thầy cười tươi và nói nhiều đến vậy. Thầy kể cho chúng tôi nghe hồi còn trẻ, thầy và các bạn học trong lớp tre nứa, vừa học vừa nghe tiếng báo động. Những lúc trời mưa, lớp dột, cả thầy và trò ngồi dúm lại một góc mà vẫn ướt. Hồi ấy khổ nhưng mà vui lắm. Ai cũng chăm học và ngoan ngoãn.

Khi đã gần gũi với thầy hơn, chúng tôi phát hiện ra nhiều điều mới từ thầy. Thầy là một nhà giáo rất tâm huyết với nghề. Thầy thường bỏ hàng giờ đồng hồ, thậm chí cả buổi chiều thứ bảy chủ nhật để kèm thêm cho những bạn kém mà không lấy tiền. Thầy rất kiên nhẫn. Thầy giảng thật chậm, thật kĩ. Khi chúng tôi đã hiểu thầy mới chuyển sang bài khác.

Năm học cuối cấp của tôi trôi qua rất nhanh. Ngày chúng tôi ra trường cũng là ngày thầy về hưu. Thầy buồn lắm khi phải xa chúng tôi, xa lớp học trò cuối cùng của thầy, xa nghề dạy học. Cho đến giờ tôi còn nhớ mãi bài thơ thầy đọc trong buổi lễ chia tay:

"Hãy nhìn đi em - con đường phía  trước

Còn rất dài, cũng thật nhiều chông gai.

Thầy cô sẽ không dắt em đi suốt con đường dài

Chỉ mong sao

Mỗi bước em đi trên chặng đường mới.

Em vững vàng, vấp ngã - biết đứng dậy,

Chẳng bao giờ đánh mất niềm tin”.

Xem thêm bài tham khảo tại đây:

Bài tham khảo số 2


Cùng chủ đề:

Kể về ngày đầu tiên đi học
Kể về người hàng xóm
Kể về người hàng xóm mà em quý mến
Kể về những đổi mới ở quê em
Kể về số phận và nỗi niềm của một con gà chọi
Kể về thầy cô giáo của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập)
Kể về thầy cô giáo đã dạy em trước đây
Kể vể một thầy giáo mà em quý mến
Khổ thơ thứ hai trong bài Quê hương - Đỗ Trung Quân có sử dụng phép tu từ gì? Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về giá trị của phép tu từ ấy?
Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em. Em hãy viết đoạn văn tả lại gương mặt ấy
Lớp em có nhiều chuyện vui. Em hãy kể lại một chuyện mà em cho là lí thú nhất