Khái niệm carbohydrate - Vai trò của carbohydrate — Không quảng cáo

Lý thuyết Sinh lớp 10 Lý thuyết Thành phần hóa học của tế bào Sinh 10


Khái niệm carbohydrate

Carbohydrate hay chất đường bột, là phân tử sinh học được cấu tạo từ 3 loại nguyên tố C, H, O theo nguyên tắc đa phân. Công thức cấu tạo chung là Cn(H2O)m. Đa số carbohydrate có vị ngọt, tan trong nước và có tính khử. Carbohydrate được chia thành 3 nhóm tùy theo số lượng đơn phân trong phân tử: đường đơn, đường đôi và đường đa.

CARBOHYDRATE

Carbohydrate là gì?

Carbohydrate hay chất đường bột, là phân tử sinh học được cấu tạo từ 3 loại nguyên tố C, H, O theo nguyên tắc đa phân.

Đa số carbohydrate có vị ngọt, tan trong nước và có tính khử.

Công thức cấu tạo chung là C n (H 2 O) m .

Carbohydrate có ở những nguồn nào?

Nguồn thực phẩm cung cấp đường và tinh bột cho con người đều bắt nguồn từ các bộ phận dự trữ đường và tinh bột của thực vật như củ, quả, hạt, thân cây (củ cải đường, mía, lúa mì …).

Carbohydrate được chia thành bao nhiêu nhóm?

Carbohydrate được chia thành 3 nhóm tùy theo số lượng đơn phân trong phân tử: đường đơn (monosaccharide); đường đôi (disaccharide) và đường đa (polysaccharide).

Đường đơn (Monosaccharide)

Có hai loại đường đơn phổ biến là đường 5 carbon (ribose và deoxyribose) và 6 carbon: glucose, fructose và galactose.

Các loại đường đơn đều có vị ngọt, dễ tan trong nước và có tính khử.

Vai trò của đường đơn:

(1) làm nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào;

(2) là nguyên liệu cấu tạo các loại phân tử sinh học khác.

Em có biết?

Glucose và fructose có nhiều trong các loại quả chín, mật ong. Galactose có nhiều trong sữa động vật.

Đường đôi (disaccharide)

Do hai phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng phân tử glycosidic. Bốn loại đường đôi phổ biến là: maltose (đường mạch nha), sucrose, lactose (đường sữa) và saccharose (nhiều trong mía và củ cải đường).

Vai trò của đường đôi: đường vận chuyển trong cơ thể sinh vật (do đường đôi sẽ không bị phân hủy trong quá trình vận chuyển).

Đường đa (polysaccharide)

Là polymer được cấu tạo từ hàng trăm, hàng nghìn phân tử đường đơn (phần lớn là glucose) liên kết với nhau. Có 3 loại đường đa phổ biến là: tinh bột, glycogen, cellulose.

Vai trò của đường đa:

  • Tinh bột là đường dự trữ năng lượng ở thực vật.

  • Glycogen là đường dự trữ năng lượng trong cơ thể động vật và một số loài nấm.

  • Cellulose là thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào thực vật.

Em có biết?

Chitin cũng được xếp vào nhóm đường đa (polysaccharide), từ nhiều phân tử glucose. Chitin là thành phần chính cấu tạo nên vỏ ngoài của tôm, cua, nhện và các loài nấm.


Cùng chủ đề:

Khái niệm ATP - “đồng tiền” năng lượng
Khái niệm biến chủng virus - Cách thức hình thành biến chủng
Khái niệm carbohydrate - Vai trò của carbohydrate
Khái niệm các bào quan có trong tế bào chất
Khái niệm các cấp độ tổ chức của thế giới sông
Khái niệm các dạng năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào
Khái niệm các nguyên tố hóa học trong tế bào
Khái niệm các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme