Khái niệm đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống
Có 3 đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống là: Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. Hệ thống mở và tự điều chỉnh. Thế giới sống liên tục tiến hóa.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG
Các cấp độ tổ chức sống có đặc điểm chung là gì?
Có 3 đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống là:
-
Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
-
Hệ thống mở và tự điều chỉnh.
-
Thế giới sống liên tục tiến hóa.
Thế nào là nguyên tắc thứ bậc?
Nguyên tắc thứ bậc là tổ chức sống cấp dưới sẽ làm nền tảng hình thành nên cấp tổ chức cao hơn.
Nhờ vậy mà tổ chức cấp cao vừa có đặc điểm của tổ chức cấp dưới, vừa mang những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có được.
Ví dụ:
Mỗi loại tế bào của dạ dày chỉ có một chức năng nhất định: tế bào chính tiết pepsinogen để tiêu hóa protein, tế bào viền tiết HCl để tạo môi trường acid, tế bào cơ có tác dụng co dãn. 3 loại tế bào nào kết hợp với nhau thành dạ dày vừa có khả năng tiết dịch, vừa co bóp để tiêu hóa thức ăn.
Tại sao cấp độ tổ chức sống là hệ thống mở và tự điều chỉnh?
Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường nên được gọi là hệ thống mở.
Nhờ đó, sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn tác động làm thay đổi môi trường.
Các cấp độ tổ chức có khả năng tự điều chỉnh, duy trì các thông số bên trong ổn định dù điều kiện môi trường luôn thay đổi.
Ví dụ: Cơ thể con người có cơ chế duy trì thân nhiệt, đường huyết … luôn ở mức ổn định.
Thế giới sống liên tục tiến hóa bằng cách nào?
Sự tiến hóa xảy ra được nhờ quá trình truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tương đối chính xác nhưng cũng luôn phát sinh ra những đột biến.
Điều kiện môi trường thay đổi sẽ lựa chọn những cơ thể đột biến thích nghi nhất.