Khái niệm đoạn văn diễn dịch — Không quảng cáo

Lý thuyết Văn lớp 8 Lý thuyết Các kiểu đoạn văn Văn 8


Khái niệm đoạn văn diễn dịch

Đoạn văn diễn dịch là gì? Đoạn văn quy nạp là gì? Đoạn văn song song là gì? Đoạn văn phối hợp là gì? Cách để phân biệt các kiểu đoạn văn?

1. Đoạn văn diễn dịch là gì?

Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát đứng đầu đoạn; các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1:

Cây cối luôn được ví là “lá phổi xanh”. Lá cây giúp che chắn các thành phần bụi bẩn, độc hại có trong không khí. Nếu không có cây xanh che bụi và các chất ô nhiễm, con người sẽ khó thở và mắc nhiều bệnh mãn tính do không khí ô nhiễm gây ra.

̣(Theo Thu Thủy)

Ví dụ 2:

Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thấy khả năng của ta đã thăng tiến và ta giúp đời nhiều hơn trước. Một thầy kí, một bác nông dân, bất kì hạng người nào, nếu chịu học hỏi tìm kiếm, cũng có thể cải thiện phương pháp làm việc của mình, và giảng giải những kinh nghiệm của mình cho người khác. Sau cùng, còn gì vui bằng tìm tòi và khám phá: Pát-xơ-tơ (Pasteur), Anh-xơ-tanh (Einstein), hai vợ chồng Kiu-ri (Curie) và hàng trăm nhà bác học khác, suốt đời nghèo nàn mà lúc nào cũng mãn nguyện hơn những vua chúa trên ngai vàng; cả tháng cả năm tự giam trong phòng thí nghiệm, không hề biết những tiêu khiển của người đời mà thấy thời giờ trôi qua vẫn quá mau, là nhờ thú tự học tìm tòi của học.

(Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một thú vui bổ ích )


Cùng chủ đề:

Khái niệm từ ngữ địa phương
Khái niệm từ tượng hình
Khái niệm từ tượng thanh
Khái niệm từ đồng nghĩa
Khái niệm văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống
Khái niệm đoạn văn diễn dịch
Khái niệm đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
Khái niệm đoạn văn phối hợp
Khái niệm đoạn văn quy nạp
Khái niệm đoạn văn song song
Lưu ý khi sử dụng câu phủ định