Làng em trang 24 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 cánh diều, tập đọc lớp 3 Bài 12: Đồng quê yêu dấu


Làng em trang 24 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

Làng quê của bạn nhỏ ở đâu. Hình dáng ngôi làng có gì đặc biệt. Làng quê của bạn nhỏ đã đổi thay như thế nào so với trước kia. Ngôi trường mới được bạn nhỏ miêu tả như thế nào. Hai dòng thơ cuối thể hiện điều gì. Tìm từ có nghĩa trái ngược với từ in đậm trong câu thơ sau. Ghép đúng để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau. Đặt câu phân biệt hai từ có nghĩa trái ngược nhau tìm được trong bài tập 2.

Nội dung

Bài thơ miêu tả vẻ đẹp làng quê và tình yêu của bạn nhỏ dành cho làng quê.

Phần I

Bài đọc:

Làng em

Làng em nằm lặng lẽ

Bên bờ dòng sông Diêm

Làng mềm như dáng lúa

Cong cong hình lưỡi liềm.

Buổi sáng Mặt trời mọc

Trên nóc ngôi nhà cao

Để những đêm trăng lặn

Làm mặt sông lao xao.

Những con đường lầy lội

Giờ đã rộng thênh thang

Cần ăng ten đón gió

Vắt câu chèo sang ngang.

Trường của em khang trang

Dưới hàng cây rợp mát

Từ dưng em muốn hát

“Em yêu làng của em”.

BÙI HOÀNG TÁM

Phần II

Đọc hiểu:

Câu 1: Làng quê của bạn nhỏ ở đâu? Hình dáng ngôi làng có gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 1.

Lời giải chi tiết:

Làng quê bạn nhỏ nằm bên bờ sông Diêm, cong hình lưỡi liềm.

Câu 2

Câu 2: Làng quê đã đổi thay như thế nào so với trước kia?

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 3.

Lời giải chi tiết:

Những con đường lầy lội giờ đã rộng thênh thang, còn có thêm các thiết bị điện tử để bắt sóng.

Câu 3

Câu 3: Ngôi trường mới được bạn nhỏ miêu tả như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 4.

Lời giải chi tiết:

Ngôi trường mới của bạn nhỏ khang trang, có bóng cây rợp mát.

Câu 4

Câu 4: Hai dòng thơ cuối thể hiện điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc hai câu thơ cuối và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Thể hiện tình yêu với làng của bạn nhỏ.

Phần III

Luyện tập:

Câu 1: Tìm từ có nghĩa trái ngược với từ in đậm trong câu thơ sau:

Những con đường lầy lội

Giờ đã rộng thênh thang.

Qua đó, em hiểu con đường trước đây như thế nào?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Trái nghĩa với rộng là hẹp.

Con đường ngày xưa là con đường đất nhỏ, hẹp, lầy lội.

Câu 2

Câu 2: Ghép đúng để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau:

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

a – 3, b – 1, c – 2.

Câu 3

Câu 3: Đặt câu phân biệt hai từ có nghĩa trái ngược nhau vừa tìm được trong bài tập 2.

Mẫu:

- Ban đêm, khu vườn rất lặng lẽ.

- Vừa sáng sớm, tiếng cười nói đã ồn ào.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và đặt câu.

Lời giải chi tiết:

- Mặt trời mọc trên biển làm bừng sáng cả một vùng trời.

- Mặt trời lặn trên biển dần kéo màn đêm xuống cho thành phố nghỉ ngơi.


Cùng chủ đề:

Kể chuyện: Rừng gỗ quý trang 48 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Kể chuyện: Trận bóng trên đường phố trang 40 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Kể lại một cuộc trò chuyện trang 24 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Làm đơn tham gia câu lạc bộ thể thao trang 100 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Làm đơn xin cấp thẻ đọc sách trang 72 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Làng em trang 24 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Lễ chào cờ đặc biệt trang 8 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục trang 98, 99 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Một kì quan trang 103 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Một mái nhà chung trang 81, 82 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Mùa thu của em trang 15 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều