Lí ngựa ô ở hai vùng đất - Phạm Ngọc Cảnh — Không quảng cáo

Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn lớp 10 Tác giả tác phẩm - Chân trời sáng tạo - Tập 1


Lí ngựa ô ở hai vùng đất - Phạm Ngọc Cảnh

Lí ngựa ô ở hai vùng đất - Phạm Ngọc Cảnh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10

Phạm Ngọc Cảnh

Phạm Ngọc Cảnh

1. Tiểu sử

- Phạm Ngọc Cảnh (20/7/1934 - 2014) là tên khai sinh, sinh tại thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, hiện sống ở Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1974). Ông còn có bút danh Vũ Ngàn Chi.

- Ông sinh trưởng trong một gia đình tiểu thị dân, Phạm Ngọc Cảnh được cha mẹ cho ăn học tử tế.

- Cách mạng Tháng Tám thành công, Phạm Ngọc Cảnh mới 12 tuổi đã tình nguyện đứng vào hàng ngũ Vệ quốc quân, làm liên lạc viên, rồi tham gia vào đội tuyên truyền văn nghệ của trung đoàn 103 Hà Tĩnh rồi trở thành diễn viên kịch nói.

- Trong kháng chiến chống Mỹ, ông ở đoàn Văn công quân khu Trị Thiên, từng biểu diễn giữa thành phố Huế trong chiến dịch Mậu Thân. Về sau ông là diễn viên trụ cột của đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị.

- Cuộc đời vẫn có những nẻo đi bất ngờ. Làm diễn viên nhưng ông say mê sáng tác thơ. Vì vậy ông được điều về tạp chí Văn nghệ quân đội là biên tập thơ, rồi cán bộ sáng tác của tạp chí trong 20 năm lại đây. Ngoài sáng tác thơ, ông còn viết kịch phim, đọc lời bình, dẫn các chương trình thơ trên sóng phát thanh, truyền hình và đóng một số vai phụ trong các phim.

2. Sự nghiệp văn học

Tác phẩm đã xuất bản:

- Gió vào trận bão (thơ, in chung, 1967)

- Đêm Quảng Trị (thơ, ký tên Vũ Ngàn Chi, 1972)

- Ngọn lửa dòng sông (thơ, 1976)

- Một tiếng Xamakhi (thơ, in chung với Duy Khán, 1981)

- Lối vào phía Bắc (thơ, 1982)

- Trăng sau rằm (thơ, 1985)

- Đất hai vùng (thơ, 1986)

- Miền hương lặng (thơ, 1992)

- Nhặt lá (thơ, 1995)

- Góc núi xôn xao (bút ký, 1999)

- Bài hát về cây ngải cứu (bút ký, 2000)

Lí ngựa ô ở hai vùng đất

Lí ngựa ô ở hai vùng đất

1. Xuất xứ

- Văn bản in trong Thơ miền Trung thế kỉ XX , NXB Đà Nẵng, 1995, trang 359 - 361

2. Giá trị nội dung

- Văn bản cho thấy sự đặc sắc của làn điệu lí ngựa ô khi được thể hiện ở hai nơi khác nhau là “làng anh” và “làng em”

- Qua làn điệu lí ngựa ô, kín đáo bộc lộ tâm tư của chàng trai, cô gái với nỗi nhớ nhung khắc khoải và mong chờ trong tình yêu

- Cho thấy những làn điệu, câu hò là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm, ước mơ và khát vọng của con người

- Phần nào thể hiện văn hóa truyền thống của dân tộc qua những câu hát giao duyên, điệu hò, điệu lí và cho thấy nét giao lưu văn hóa cộng đồng của thế hệ xưa, tuy ở hai vùng đất khác nhau nhưng không ngăn cản sự gặp gỡ, hòa hợp văn hóa của họ

3. Giá trị nghệ thuật

- Lời lẽ, văn phong của văn bản là lời của một làn điệu dân ca

- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, da diết, nhẹ nhàng

- Ngôn từ mộc mạc, giản dị, thuần Việt, đậm chất văn hóa dân gian


Cùng chủ đề:

Huyện Trìa xử án
Huyện Trìa, Đế Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến
Hương Sơn phong cảnh - Chu Mạnh Trinh
Kiêu binh nổi loạn Ngữ Văn 10
Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận
Lí ngựa ô ở hai vùng đất - Phạm Ngọc Cảnh
Lính đảo hát tình ca trên đảo - Trần Đăng Khoa
Lính đảo hát tình ca trên đảo Ngữ Văn 10
Lời má năm xưa - Trần Bảo Định
Mãi mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc Ngữ Văn 10
Mắc mưu Thị Hến