Lí thuyết Bài 1 Năng lượng và công - Vật lí 10 — Không quảng cáo

Vật lí 10, giải lí 10 cánh diều


Lí thuyết Bài 1 Năng lượng và công - Vật lí 10

Công và sự truyền năng lượng Công suất

BÀI 1. NĂNG LƯỢNG VÀ CÔNG

I. Công và sự truyền năng lượng

Năng lượng có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta và tồn tại ở các dạng khác nhau

1. Công

- Năng lượng có thể được truyền từ vật này sang vật khác thông qua tương tác

Ví dụ: Để chuyển thóc từ ruộng lên xe tải, người nông dân phải nâng bao thóc từ mặt đất lên vai mình. Như vậy người này đã truyền cho bao thóc năng lượng, làm thay đổi độ cao của nó so với mặt đất

- Từ “Công” còn được sử dụng ở các tình huốn giao tiếp khác nhau như:

+ Ngày công của một người lái xe là 200 000 đồng

+ Có công mài sắt, có ngày nên kim

+ Khi máy xúc đang hoạt động, động cơ sinh công di chuyển các khối đất khỏi hố

+ Chờ đợi mất công

>> Ở các tình huống thứ hai và ba được sử dụng với ý nghĩa khoa học: gắn với sự truyền năng lượng cho vật khi có lực tác dụng làm vật dịch chuyển theo phương của lực

- Năng lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công. Công được tính bằng biểu thức:

Công = lực tác dụng x độ dịch chuyển theo phương của lực

- Biểu thức: A = F.d

2. Sự truyền năng lượng

- Thực hiện công là một cách truyền năng lượng từ vật này sang vật khác. Độ lớn của công mà lực đã thực hiện bằng phần năng lượng mà lực tác dụng đã truyền cho vật, làm vật dịch chuyển một khoảng nào đó theo phương của lực

Công đã thực hiện = Phần năng lượng đã được truyền

II. Công suất

1. Tốc độ thực hiện công

Hai lực khác nhau thực hiện cùng một công như nhau nhưng thời gian để thực hiện công có thể khác nhau. Hoặc trong cùng một khoảng thời gian, lực này thực hiện công lớn hơn lực kia. Điều đó có nghĩa là: tốc độ thực hiện công của hai lực là nhanh chậm khác nhau.

Ví dụ:

+ Trong xây dựng, cùng đưa một khối vật liệu có khối lượng 50 kg lên độ cao 10 m, người kéo mất 50 s, trong khi máy tời kéo chỉ mất 10 s

+ Trên đường bộ, hai xe cùng xuất phát, sau 10 s thì người đi xe đạp di chuyển được 20 m. Còn ô tô di chuyển được 100 m

2. Định nghĩa công suất

- Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của một lực

- Biểu thức:

- Đơn vị: W (oát)

3. Mối liên hệ công suất với lực và vận tốc

Công suất hoạt động của động cơ:

=> Công suất trung bình

Sơ đồ tư duy về "Năng lượng và công"


Cùng chủ đề:

Giải vật lí 10 bài tập chủ đề 4 trang 94 cánh diều
Giải vật lí 10 bài tập chủ đề 5 trang 105 cánh diều
Giải vật lí 10 bài tập chủ đề 6 trang 117 cánh diều
Lí thuyết Bài 1 Chuyển động tròn - Vật lí 10
Lí thuyết Bài 1 Lực và gia tốc - Vật lí 10
Lí thuyết Bài 1 Năng lượng và công - Vật lí 10
Lí thuyết Bài 1 Động lượng và định luật bảo toàn động lượng - Vật lí 10
Lí thuyết Bài 2 Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng - Vật lí 10
Lí thuyết Bài 2 Một số lực thường gặp - Vật lí 10
Lí thuyết Bài 2 Sự biến dạng - Vật lí 10
Lí thuyết Bài 2 Đồ thị dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp - Vật lí 10