Lí thuyết các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX- Lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Lí thuyết các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
BÀI 7. CÁC THÀNH TỰU VĂN HÓA CHỦ YẾU CỦA TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
1. Nho giáo
- Từ thời Hán, trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.
- Dùng đạo đức để cai trị và duy trì trật tự xã hội.
- Từ thời Đường, tổ chức các khoa thi tuyển chọn quan lại đều lấy nội dung trong sách Nho giáo.
2. Văn học, sử học
- Thơ Đường được coi là đỉnh cao thơ ca Trung Quốc, ba tác giả tiêu biểu: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
- Tiểu thuyết đạt đến đỉnh cao dưới thời Minh-Thanh. Gồm “tứ đại danh tác”: Thủy Hử- Thi Nại Am; Tam quốc diễn nghĩa- La Quán Trung; Tây du kí- Ngô Thừa Ân; Hồng lâu mộng- Tào Tuyết Cần.
- Sử ký: Sử ký Tư Mã Thiên, Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử,…
- Bách khoa: Vĩnh Lạc đại điển và Tứ khố toàn thư.
3. Kiến trúc, điêu khắc, hội họa
- Kiến trúc có ba loại: kiến trúc cung điện, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc lăng tẩm.
- Nghệ thuật điêu khắc: phong phú về đề tài và chất lượng. Có tượng Phật nghìn mắt nghìn tay và tượng Phật trên núi Lạc Sơn.
- Hội họa: tranh thủy mặc, họa pháp, thư pháp.