Lí thuyết Một số công nghệ cao trong trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghê trồng trọt Kết nối tri thức
Công nghệ nhà kính Công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm
BÀI 24: MỘT SỐ CÔNG NGHỆ CAO TRONG TRỒNG TRỌT
I. Công nghệ nhà kính
1. Khái niệm nhà kính
Nhà kính là công trình thường có cạnh và mái làm bằng kính hoặc vật liệu tương tự dùng để trồng cây nhằm tránh tác động bất lợi của thời tiết; chủ động điều chỉnh các điều kiện chăm sóc cây trồng bằng các công nghệ tiên tiến
2. Một số mô hình nhà kính phổ biến
a. Nhà kính đơn giản
Ưu điểm:
- Dễ thi công, tháo lắp
- Dễ sử dụng cho nhiều vùng canh tác nông nghiệp
- Chi phí thấp
- Sử dụng hiệu quả với những khu vực khí hậu ôn hoà
Nhược điểm:
- Khó điều chỉnh nhiệt độ trong mùa hè
- Khó sử dụng với các loại cây ăn quả
- Kiểm soát sâu, bệnh ít hiệu quả
b. Nhà kính liên hoàn
Đặc điểm chung:
- Hệ thống mái sử dụng bằng nhựa PE hoặc kính thuỷ tinh
- Áp dụng được nhiều công nghệ canh tác bán tự động và tự động
- Thời gian sử dụng từ 10 – 15 năm
Ưu điểm:
- Chi phí phù hợp
- Có thể mở rộng liên tục
- Ngăn chặn sâu, bệnh hiệu quả
Nhược điểm:
- Thi công phức tạp
- Khó điều chỉnh nhiệt độ trong mùa hè
c. Nhà kính hiện đại
Đặc điểm chung:
- Khung thép chịu lực lớn, mái kính chịu lực đảm bảo độ sáng tốt nhất cho cây
- Hệ thống tự động được sử dụng tối đa
- Thời gian sử dụng lâu dài, trên 15 năm
Ưu điểm
- Chủ động điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm tuỳ theo loại cây trồng
- Đảm bảo cho cây trồng đạt năng suất và chất lượng cao nhất
Nhược điểm
- Chi phí lắp đặt, sửa chữa cao
- Quy trình nghiêm ngặt, nhân lực trình độ cao và kỉ luật
- Khó áp dụng cho những vùng có điều kiện khó khăn
II. Công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm
1. Khái niệm
Công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm là công nghệ cung cấp nước tự động cho cây trồng một cách có hiệu quả nhất bằng cách điều chỉnh lượng nước tưới và dạng tưới để tối ưu hoá việc sử dụng nước của cây
2. Một số công nghệ tưới tự động
a. Tưới nhỏ giọt
Tưới nhỏ giọt: cho nước nhỏ giọt từ từ vào rễ cây hoặc nhỏ lên bề mặt đất hoặc trực tiếp lên vùng có rễ thông qua một mạng lưới gồm các van, đường ống và lỗ thoát
b. Tưới phun sương
Tưới phun sương: cung cấp nước theo dạng hạt nhỏ đến siêu nhỏ; nước được phân phối qua hệ thống đường ống tạo áp lực bằng bơm, sau đó được bơm bằng áp lực cao tạo thành sương vào không khí
c. Tưới phun mưa
Tưới phun mưa: tưới phun với hạt nước tương tự giọt nước mưa; nước được phân phối qua hệ thống đường ống tạo áp lực bằng bơm, sau đó được phun vào không khí tưới cho toàn bộ bề mặt đất
III. Ứng dụng công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) trong trồng trọt
Trồng trọt ứng dụng IoT (Internet of things) là việc số hoá các hoạt động từ sản xuất đến chế biến, tiêu dùng thông qua các thiết bị cảm biến, công nghệ điều hành và tự động hoá
Từ sản xuất định tính, thông qua ứng dụng IoT, người nông dân có thể kiểm soát được diễn biến cây trồng và vật nuôi qua số liệu, phân tích tự động, từ đó sẽ có các quyết định đúng và hiệu quả
1. Canh tác chính xác
Canh tác chính xác: kiểm soát chính xác hơn đối với sự phát triển của cây trồng khi sử dụng công nghệ thông tin và một loạt các công cụ như điều hướng GPS (hệ thống định vị toàn cầu), hệ thống điều khiển, cảm biến, robot, máy bay không người lái,…
2. Nhà kính thông minh
Nhà kính thông minh được kiểm oats các thông số môi trường thông qua can thiệp bằng tay hoặc cơ chế kiểm soát theo tỉ lệ.
Thiết kế với sự trợ giúp của IoT giúp giám sát và kiểm soát khí hậu tự động.