Luyện tập chung (trang 92, 93) — Không quảng cáo

Giải Toán 2 Cánh diều, giải bài tập SGK toán lớp 2 đầy đủ và chi tiết nhất Chương 2: Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100


Luyện tập chung (trang 92, 93)

Giải Luyện tập chung trang 92, 93 SGK Toán 2 Cánh diều

Bài 1

Bài 1 (trang 92 SGK Toán 2 tập 1)

Chỉ ra các mảnh bìa hình tứ giác trong hình sau:

Phương pháp giải:

Tìm các mảnh bìa hình tứ giác dựa vào hình dạng và đặc điểm của hình tứ giác: hình tứ giác là hình có 4 cạnh.

Lời giải chi tiết:

Trong các mảnh bìa đã cho, các mảnh bìa hình tam giác là mảnh bìa số1, mảnh bìa số 5, mảnh bìa số 7, mảnh bìa số 8 và mảnh bìa số 10.

Bài 2

Bài 2 (trang 92 SGK Toán 2 tập 1)

Nêu tên ba điểm thẳng hàng trong hình sau (dùng thước thẳng để kiểm tra):

Phương pháp giải:

Dùng thước thẳng để kiểm tra, nếu ba điểm cùng nằm trên 1 cạnh của thước thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng với nhau.

Lời giải chi tiết:

Ta có hình vẽ như sau:

Bộ ba điểm thẳng hàng có trong hình vẽ đã cho là:

- Ba điểm A, O, B thẳng hàng.

- Ba điểm A, E, C thẳng hàng.

- Ba điểm O, E, D thẳng hàng.

- Ba điểm B, C, D thẳng hàng.

Bài 3

Bài 3 (trang  SGK Toán 2 tập 1)

a) Đo và tính độ dài đường gấp khúc ABCD sau:

b) Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 8 cm.

Phương pháp giải:

a) - Cách đo độ dài của một đoạn thẳng: Đặt thước kẻ dọc theo đoạn thẳng, một đầu của đoạn thẳng trùng với vạch số 0 ghi trên thước, đầu kia trùng với vạch số mấy ghi trên thước thì đó chính là số đo độ dài của đoạn thẳng cần đo.

- Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó.

b) • Cách vẽ đoạn thẳng MN dài 8 cm:

- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm M.

- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm M vừa chấm.

- Bước 3: Chấm điểm N tại vị trí 8 cm.

- Bước 4: Nối hai điểm M và N ta được đoạn thẳng MN dài 8 cm.

Lời giải chi tiết:

a) Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét đo độ dài các đoạn thẳng ta được kết quả như sau:

Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

4 cm + 5 cm + 7 cm = 16 cm

b) Vẽ đoạn thẳng MN dài 8 cm:

- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm M.

- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm M vừa chấm.

- Bước 3: Chấm điểm N tại vị trí 8 cm.

- Bước 4: Nối hai điểm M và N ta được đoạn thẳng MN dài 8 cm.

Bài 4

Bài 4 (trang 93 SGK Toán 2 tập 1)

So sánh độ dài quãng đường màu xanh và quãng đường màu đỏ trong hình sau:

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ, đếm xem độ dài mỗi quãng đường bằng mấy cạnh ô vuông nhỏ, sau đó so sánh độ dài hai quãng đường đó.

Lời giải chi tiết:

Quãng đường màu xanh gồm 16 cạnh ô vuông nhỏ.

Quãng đường màu đỏ gồm 16 cạnh ô vuông nhỏ.

Vậy: quãng đường màu xanh bằng quãng đường màu đỏ.

Bài 5

Bài 5 (trang 93 SGK Toán 2 tập 1)

Ba mảnh bìa màu xanh dưới đây không thể ghép được hình nào trong các hình sau?

Phương pháp giải:

Học sinh có thể quan sát và dự đoán xem ba mảnh bìa màu xanh sẽ ghép được hình nào và không thể ghép được hình nào trong các hình đã cho, hoặc học sinh có thể cắt các mảnh bìa có kích thước như hình vẽ rồi xếp các mảnh bìa xem được hình nào trong các hình đã cho.

Lời giải chi tiết:

Từ ba mảnh bìa màu xanh ta ghép được hình 1 và hình 3:

Vậy từ ba mảnh bìa màu xanh không thể ghép được hình 2.


Cùng chủ đề:

Luyện tập chung (trang 40, 41)
Luyện tập chung (trang 50, 51)
Luyện tập chung (trang 56)
Luyện tập chung (trang 74, 75)
Luyện tập chung (trang 80, 81)
Luyện tập chung (trang 92, 93)
Luyện tập phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 20
Luyện tập phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20
Ngày - Giờ
Ngày - Giờ
Ngày - Tháng