Luyện tập về tách câu — Không quảng cáo

Soạn văn 11 tất cả các bài, Ngữ văn 11 , tổng hợp văn mẫu hay nhất Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11


Luyện tập về tách câu

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Tách câu là tách một bộ phận của câu thành câu riêng nhằm mục đích tu từ (nhấn mạnh nội dung thông tin) hoặc để chuyển nội dung. Việc đặt dấu câu bất thường như vậy thường chỉ gặp trong văn học nghệ thuật.

Đề bài

Luyện tập về tách câu

Lời giải chi tiết

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Tách câu là tách một bộ phận của câu thành câu riêng nhằm mục đích tu từ (nhấn mạnh nội dung thông tin) hoặc để chuyển nội dung. Việc đặt dấu câu bất thường như vậy thường chỉ gặp trong văn học nghệ thuật.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Đọc các câu sau:

a. Ông già không nói. Đang nhấp ngụm trà thơm phức mùi ngâu.

b. Cô hàng xóm vừa du học ở Ô-xtrây-li-a về. Cho một đĩa ổi chín.

c. Bà đẹp lắm. Đẹp lạ lùng.

d. Tôi cắn trái ổi mùa đầu. Và mời cha một trái.

e. Chẳng sợ hãi gì trước con mèo nanh ác, con chim khuyên bé tẹo. Sà xuống. Xù lông.

g. Trước những lời đe dọa trắng trợn như vậy, người đàn ông gầy mà cao. Chỉ mỉm cười.

Trả lời câu hỏi:

a. Các câu a, b, c, d chấp nhận được, câu e, g đều dùng dấu chấm sai ngữ pháp. Sửa lại:

- Chẳng sợ hãi gì trước con mèo nanh ác, con chim khuyên bé tẹo sà xuống, xù lông.

- Trước những lời đe doạ trắng trợn như vậy, người đàn ông gầy và cao chỉ mỉm cười.

b. Có thể dùng dấu chấm để tách câu trong những trường hợp sau:

- Khi câu đã có đủ chủ ngữ vị ngữ, rõ nghĩa, truyền tải một nội dung thông tin nào đó.

- Dùng dấu chấm để tách câu ở phần vị ngữ khi có nhiều vị ngữ.

c. Bốn câu:

- Ông già không nói. Đang nhấp ngụm trà thơm phức mùi ngâu .

- Cô hàng xóm vừa du học ở Ô-trây-li-a về. Cho một đĩa ổi chín.

- Bà đẹp lắm. Đẹp lạ lùng .

- Tôi cắn trái ổi đầu mùa. Và mời cha một trái .

Bốn câu trên có dùng dấu chấm một cách bất thường nhưng vẫn chuẩn ngữ pháp. Đây chính là hiện tượng tách câu. cách đặt dấu chấm như vậy làm tăng hiệu quả biểu đạt của câu, nhấn mạnh nội dung thông tin chính (phần in nghiêng). Nếu thay dấu phẩy vào dấu chấm, câu văn đúng về ngữ pháp nhưng giảm hiệu quả diễn đạt, câu văn chỉ là một câu kể bình thường.

2. So sánh các cặp (a), (b) với nhau, và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:

- Tối về, tôi không sao ngủ được, cứ nghĩ mãi đến chuyện đã xảy ra. Cả chuyện sắp xảy ra. (1a)

- Tối về, tôi không sao ngủ được, cứ nghĩ mãi. Đến chuyện đã xảy ra. Cả chuyện sắp xảy ra. (1b)

- Đó là một cuốn sách hay. Và gợi nhiều suy nghĩ. (2a)

- Đó là một cuốn sách. Hay và gợi nhiều suy nghĩ. (2b)

- Sừng sững đứng trước ông là chàng trai khẻo mạnh, vạm vỡ. Cái cậu bé ngày xưa gầy gò, oặt oẹo tưởng như không nuôi nổi ấy. (3a)

- Chàng trai khẻo mạnh, vạm vỡ. Cái cậu bé ngày xưa gầy gò, oặt oẹo tưởng như không nuôi nổi ấy. Sừng sững đứng trước ông .(3b)

- Rồi đột ngột, một cái đầu ló lên. Từ dưới gầm bàn. (4a)

- Rồi đột ngột, từ dưới gầm bàn. Một cái đầu ló lên. (4b)

- Anh cứ giữ cuốn sách ấy đi. Nếu cần. (5a)

- Nếu cần. Anh cứ giữ cuốn sách ấy đi. (5b)

a. Các trường hợp tách câu có thể chấp nhận được: 1a, 2a, 3a, 4a, 5a.

- Các câu b đều sai.

b. Điều kiện của việc dùng dấu để tách câu:

- Chỉ dùng dấu chấm để tách khi câu câu thứ nhất đã có đủ thành phần nòng cốt.

- Đặt dấu chấm để tách câu khi cần nhấn mạnh một nội dung nào đó và chỉ tách thành phần phụ:

+ Chỉ tách một phần bổ ngữ thành câu riêng khi câu có nhiều bổ ngữ.

+ Chỉ tách một phần của định ngữ thành câu riêng khi câu có nhiều định ngữ.

+ Chỉ tách thành phần chú giải thành câu riêng khi thành phần này đứng ở cuối câu.

+ Chỉ tách thành phần trạng ngữ thành câu riêng khi thành phần này đứng ở cuối câu.

+ Chỉ tách vế phụ của câu ghép thành câu riêng khi vế phụ này đứng ở cuối câu.

3. Đọc các câu sau:

- Thậm chí, chẳng đợi phải có các tổ chức thơ văn như thế, khi bằng hữu gặp nhau, các cụ vẫn bình văn bên kỉ trà, cùng rượu, dưới trăng, cốt là có bạn hiền và thơ hay.

- Bà hà ghét vợ chồng anh xe ra mặt, nhất là chị vợ.

- Đó là một nghề đi nhiều, thấy rộng, gần gũi với thiên nhiên.

- Bóng họ ngả vào nhau, ở cuối đường.

- Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ, chức năng và vinh dự của thơ.

- Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.

Tách câu:

- Thậm chí, chẳng đợi phải có các tổ chức thơ văn như thế, khi bằng gữu gặp nhau, các cụ vẫn bình văn bên kỉ trà. Cùng rượu, dưới trăng. Cốt là có bạn hiền và thơ hay.

- Bà Hà ghét vợ chồng anh xe ra mặt. Nhất là chị vợ.

- Đó là một nghề đi nhiều, thấy rộng. Gần gũi với thiên nhiên.

- Bóng họ ngả vào nhau. ở cuối đường.

- Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ.

- Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên. Những chữ đờn li biệt, bồn chồn.

4. Đọc các câu:

- Dung là cô gái rượu bà béo vhủ nhà. Chẳng đẹp gì nhưng mũm mĩm và trắng trẻo. Mà lại diện. Cô diện nhất vùng này.

(Nam cao)

- Tôi phải bày ra nhiều trò khác, để thấy mình có ích. Như đọc sách. Tôi nghĩ trong kháng chiến mình không có nhiều thì giờ, lại thiếu sách thì nay cố mà đọc.

(Nguyễn văn bổng)

Phần được tách “Mà lại diện”, “Như đọc sách” trong các ví dụ là nội dung thông tin chính mà người viết muốn nhấn mạnh, đồng thời, việc tách các yếu tố này ra như vậy còn có tác dụng đề dẫn để mở rộng nội dung sang một vấn đề khác (Cô diện nhất vùng này; Tôi nghĩ. .. thì nay cố mà đọc.)


Cùng chủ đề:

Luyện tập về lập luận phân tích
Luyện tập về lập luận phân tích (tiếp theo)
Luyện tập về lập luận phân tích: Tác phẩm văn xuôi
Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
Luyện tập về tách câu
Luyện tập về trường từ vựng và quan hệ trái nghĩa
Luyện tập về từ Hán Việt lớp 11
Mồng hai tết viếng cô Kí - Tú Xương
Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo - Ngữ văn 11
Mưa xuân - Nguyễn Bính