Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời trang 8 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, soạn bài tập đọc 3 tất cả các bài , tổng hợp văn mẫu hay nhất Tuần 19. Bảo vệ Tổ quốc


Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời trang 8 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời trang 8 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 2. Trong bài thơ Anh Đom Đóm (đã học trong học kì I), còn những con vật nào nữa được gọi và tả như con người (nhân hóa)?

Câu 1

Đọc hai khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

Mặt trời gác núi

Bóng tối lan dần,

Anh Đóm chuyên cần

Lên đèn đi gác.

Theo làn gió mát

Đóm đi rất êm,

Đi suốt một đêm

Lo cho người ngủ.

VÕ QUẢNG

a) Con Đom Đóm được gọi bằng gì ?

b) Tính nết và hoạt động của đom đóm được miêu tả bằng những từ ngữ nào ?

Phương pháp giải:

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người.

Lời giải chi tiết:

a) Con Đom Đóm được gọi bằng anh .

b) Tính nết và hoạt động của đom đóm được miêu tả bằng những từ ngữ nào: chuyên cần, lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ.

Câu 2

Trong bài thơ Anh Đom Đóm (đã học trong học kì I), còn những con vật nào nữa được gọi và tả như người (nhân hóa)?

Phương pháp giải:

Con nhớ lại nội dung của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ Anh Đom Đóm, còn các con vật được gọi và tả như người đó là :

- Con vật: Cò Bợ, Vạc

- Từ ngữ để gọi: chị, thím

- Hoạt động:

+ Cò Bợ: ru con: Ru hỡi! Ru hời! Hỡi bé tôi ơi! Ngủ ngon ngon giấc.

+ Vạc: lặng lẽ mò tôm.

Câu 3

Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Khi nào ?"

a)  Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.

b)  Tối mai anh Đom Đóm lại đi gác.

c)  Chúng em học bài Anh Đom Đóm trong học kì I.

Phương pháp giải:

Em hãy tìm bộ phận chỉ thời gian trong câu.

Lời giải chi tiết:

a)  Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.

b) Tối ma i anh Đom Đóm lại đi gác.

c)  Chúng em học bài Anh Đom Đóm trong học kì I.

Câu 4

Trả lời câu hỏi :

a) Lớp em bắt đầu học kì II khi nào?

b) Khi nào học kì II kết thúc?

c) Tháng mấy các em nghỉ hè?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ rồi trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) Lớp em bắt đầu học kì II vào giữa tháng giêng.

b) Vào khoảng cuối tháng 5, học kì II kết thúc

c) Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè.


Cùng chủ đề:

Luyện từ và câu: Nhân hóa trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào trang 44 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi vì sao trang 61 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? trang 85 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời trang 8 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Luyện từ và câu: Ôn tập từ chỉ hoạt động, trạng thái trang 58 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Luyện từ và câu: Ôn tập từ chỉ sự vật. So sánh trang 8 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Luyện từ và câu: Ôn tập từ chỉ đặc điểm trang 145 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Luyện từ và câu: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái trang 98 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Luyện từ và câu: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm trang 117 SGK Tiếng Việt 3 tập 1