Lý thuyết Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều — Không quảng cáo

Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, giải gdcd 10 cánh diều Chủ đề 6. Lập kế hoạch tài chính cá nhân


Lý thuyết Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều

Tài chính cá nhân là việc quản lí dòng tiền của mỗi người bao gồm nhiều yếu tố liên quan như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ,...

1. Khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân

- Tài chính cá nhân là việc quản lí dòng tiền của mỗi người bao gồm nhiều yếu tố liên quan như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ,...

- Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch về thu chi tài chính cá nhân, tiết kiệm, bảo vệ, đầu tư và phát triển tài chính cá nhân.

2. Các loại kế hoạch tài chính cá nhân

- Các loại kế hoạch tài chính cá nhân bao gồm:

+ Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn (dưới 3 tháng)

+ Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn (từ 3 - 6 tháng)

+ Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn (từ 6 tháng trở lên)

- Mỗi cá nhân có thể thực hiện đồng thời nhiều kế hoạch tài chính, trong đó kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn là cơ sở để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn và dài hạn.

3. Tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính cá nhân

Lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người có thể cân đối các khoản chi cần thiết cho đời sống, học tập, hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân để chủ động điều chỉnh cho phù hợp; đảm bảo chi tiêu đúng kế hoạch, không lãng phí, dự phòng cho các tình huống phát sinh và đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra.

4. Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân

Tùy vào từng loại kế hoạch tài chính cá nhân, một bản kế hoạch tài chính phù hợp sẽ có nhiều bước nhưng về cơ bản bao gồm:

- Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân. Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân đặt ra phải cụ thể, phù hợp với khả năng , có dự kiến thời gian để hoàn thành.

- Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại, thu và chi thường xuyên của cá nhân.

- Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân cụ thể, tránh chi tiêu không kế hoạch, cân nhắc sự cần thiết của hàng hóa trước khi mua, lựa chọn tiêu dùng thông minh.,..

- Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân, quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn.


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Bài 5: Ngân sách nhà nước Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
Lý thuyết Bài 6: Thuế Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
Lý thuyết Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
Lý thuyết Bài 8: Tín dụng Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
Lý thuyết Bài 9: Dịch vụ tín dụng Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
Lý thuyết Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
Lý thuyết Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chỉ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
Lý thuyết Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
Lý thuyết Bài 13: Chính quyền địa phương Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
Lý thuyết Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
Lý thuyết Bài 15: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều