Lý thuyết: Bài 26. Đọc, viết các số tự nhiên trong hệ thập phân — Không quảng cáo

Toán lớp 4, giải bài tập SGK toán lớp 4 chân trời sáng tạo


Lý thuyết: Bài 26. Đọc, viết các số tự nhiên trong hệ thập phân

Đọc số theo các lớp, từ trái sang phải: Với mỗi lớp, ta đọc như đọc các số có một, hai hoặc ba chữ số rồi kèm theo tên lớp

Các số: 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; .... ; 100 ; ... ; 1 000 ; .... là các số tự nhiên

  • Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

Dùng mười chữ số 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 để viết các số tự nhiên

Ở mỗi hàng ta viết một chữ số

Cứ 10 đơn vị ở một hàng lại hợp thành 1 đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó

10 đơn vị = 1 chục

10 chục = 1 trăm

Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó

Chẳng hạn: Trong số 96 208 984, các chữ số 9 từ trái sang phải lần lượt có giá trị là 90 000 000 ; 900.

  • Đọc số tự nhiên

Đọc số theo các lớp, từ trái sang phải: Với mỗi lớp, ta đọc như đọc các số có một, hai hoặc ba chữ số rồi kèm theo tên lớp.

Chú ý: Để cho gọn, ta có thể không đọc tên lớp đơn vị

Ví dụ:

Số 96 208 984 đọc là: chín mươi sáu triệu hai trăm linh tám nghìn chín trăm tám mươi tư


Cùng chủ đề:

Lý thuyết: Bài 18. Số lần lặp lại của một sự kiện - SGK Chân trời sáng tạo
Lý thuyết: Bài 19. Tìm số trung bình cộng - SGK Chân trời sáng tạo
Lý thuyết: Bài 21. Mét vuông
Lý thuyết: Bài 24. Các số có sáu chữ số - Hàng và lớp
Lý thuyết: Bài 25. Triệu và lớp triệu
Lý thuyết: Bài 26. Đọc, viết các số tự nhiên trong hệ thập phân
Lý thuyết: Bài 27. So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
Lý thuyết: Bài 28. Dãy số tự nhiên
Lý thuyết: Bài 30. Đo góc - Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
Lý thuyết: Bài 31. Hai đường thẳng vuông góc
Lý thuyết: Bài 32. Hai đường thẳng song song