Lý thuyết Bài 3: Học tập tự giác, tích cực GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.
1. Khái niệm.
Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.
2. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
Học tập tự giác, tích cực biểu hiện ở:
- Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn và tự giác.
- Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài tập đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm,…).
- Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
- Lập ra kế hoạch học tập tích cực phù hợp.
- Luôn tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, bạn bè và bố mẹ.
3. Ý nghĩa.
Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta:
- Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập.
- Rèn được tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ.
- Thành công trong cuộc sống và được mọi người tin yêu, quý mến.
4. Những việc làm duy trì học tập tự giác, tích cực.
- Chỉ ra được mục đích và động cơ học tập.
- Lập ra được kế hoạch học tập.
- Luôn chủ động học tập và rèn luôn tích cực.
- Luôn hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Cần góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập để các bạn đạt kết quả tốt hơn.