Lý thuyết Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, giải gdcd 10 kết nối tri thức Chủ đề 4: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sả


Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận

1. Vai trò của sản xuất kinh doanh

- Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận.

- Sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hóa/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích thu được lợi nhuận.

- Sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội: là hoạt động kinh tế cơ bản của con người, làm ra sản phẩm hàng hóa/dịch vụ, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của xã hội: tạo việc làm, thu nhập có người lao động, gia đình, xã hội và chủ thể kinh doanh, đem lại cuộc sống ấm no cho mọi người trong xã hội, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

2. Một số mô hình sản xuất kinh doanh

a) Mô hình hộ sản xuất kinh doanh

- Hộ sản xuất kinh doanh là mô hình sản xuất kinh doanh do cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, tự tổ chức sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, địa phương và quy định của pháp luật, tự chủ trong quản lí và tiêu thụ sản phẩm.

- Hộ kinh doanh chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

- Mô hình này có quy mô nhỏ lẻ, bộ máy quản lí gọn nhẹ, dễ tạo việc làm nhưng khó huy động vốn nên khó tăng quy mô và đầu tư trang thiết bị, khó đáp ứng yêu cầu của khách hàng lớn.

b) Mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất kinh doanh

- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí hợp tác xã.

Đặc điểm hợp tác xã: có hình thức sở hữu tập thể; các thành viên có những nhu cầu chung trong sản xuất, kinh doanh; có vị trí, vai trò bình đẳng, có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm như nhau trong quản lí hợp tác xã.

- Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 4 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí liên hiệp tác xã.

Đặc điểm của liên hiệp hợp tác xã: có hình thức sở hữu tập thể, đồng sở hữu; có tư cách pháp nhân; các hợp tác xã thành viên tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.

c) Mô hình doanh nghiệp

- Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

- Doanh nghiệp có đặc điểm

+ Có tính kinh doanh: mục đích hoạt động là tạo ra lợi nhuận thông qua mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa/dịch vụ,...

+ Có tính hợp pháp: đã đăng kí và được cấp phép kinh doanh.

+ Có tính tổ chức: có tổ chức điều hành, cơ cấu dân sự, trụ sở giao dịch, tài sản riêng và tư cách pháp nhân (trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân).

* Một số mô hình doanh nghiệp

- Doanh nghiệp tư nhân

- Công ty hợp danh

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

- Công ty cổ phần

- Doanh nghiệp nhà nước


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết Bài 3: Thị trường Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết Bài 4: Cơ chế thị trường Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết Bài 5: Ngân sách nhà nước Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết Bài 6: Thuế Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết Bài 9: Dịch vụ tín dụng Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết Bài 13: Thực hiện pháp luật Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống