Lý thuyết Bất phương trình bậc nhất một ẩn Toán 9 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Toán 9 kết nối tri thức


Lý thuyết Bất phương trình bậc nhất một ẩn Toán 9 Kết nối tri thức

1. Khái niệm bất phương trình bậc nhất một ẩn Khái niệm bất phương trình bậc nhất một ẩn

1. Khái niệm bất phương trình bậc nhất một ẩn

Khái niệm bất phương trình bậc nhất một ẩn

Bất phương trình dạng \(ax + b < 0\) (hoặc \(ax + b > 0\); \(ax + b \le 0\); \(ax + b \ge 0\)) trong đó a, b là hai số đã cho, \(a \ne 0\) được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn x.

Ví dụ: \(3x + 16 \le 0\); \( - 3x > 0\) là các bất phương trình bậc nhất một ẩn x.

\({x^2} - 4 \ge 0\) không phải là một bất phương trình bậc nhất một ẩn x vì \({x^2} - 4\) là một đa thức bậc hai.

\(3x - 2y < 2\) không phải là một bất phương trình bậc nhất một ẩn vì đa thức \(3x - 2y\) là đa thức với hai biến x và y.

Nghiệm của bất phương trình

- Số \({x_0}\) là một nghiệm của bất phương trình \(A\left( x \right) < B\left( x \right)\) nếu \(A\left( {{x_0}} \right) < B\left( {{x_0}} \right)\) là khẳng định đúng.

- Giải một bất phương trình là tìm tất cả các nghiệm của bất phương trình đó.

Ví dụ:

Số -2 là nghiệm của bất phương trình \(2x - 10 < 0\) vì \(2.\left( { - 2} \right) - 10 =  - 4 - 10 =  - 14 < 0\).

Số 6 không là nghiệm của bất phương trình \(2x - 10 < 0\) vì \(2.6 - 10 = 12 - 10 = 2 > 0\).

2. Cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn

Bất phương trình bậc nhất một ẩn \(ax + b < 0\left( {a \ne 0} \right)\) được giải như sau:

\(\begin{array}{l}ax + b < 0\\ax <  - b\end{array}\)

- Nếu \(a > 0\) thì \(x < \frac{{ - b}}{a}\).

- Nếu \(a < 0\) thì \(x >  - \frac{b}{a}\).

Chú ý: Các bất phương trình \(ax + b > 0\), \(ax + b \le 0\), \(ax + b \ge 0\) được giải tương tự.

Ví dụ: Giải bất phương trình \( - 2x - 4 > 0\)

Lời giải: Ta có:

\(\begin{array}{l} - 2x - 4 > 0\\ - 2x > 0 + 4\\ - 2x > 4\\x < 4.\left( { - \frac{1}{2}} \right)\\x <  - 2\end{array}\)

Vậy nghiệm của bất phương trình là \(x <  - 2\).

Chú ý: Ta cũng có thể giải được các bất phương trình một ẩn đưa được về dạng \(ax + b < 0\), \(ax + b > 0\), \(ax + b \le 0\), \(ax + b \ge 0\).


Cùng chủ đề:

Giải toán 9 bài luyện tập chung trang 106 trang 106, 107 Kết nối tri thức
Giải toán 9 bài luyện tập chung trang 108 trang 108, 109, 110 Kết nối tri thức
Giải toán 9 bài pha chế dung dịch theo nồng độ yêu cầu trang 114, 115 Kết nối tri thức
Giải toán 9 bài vẽ hình đơn giản với phần mềm geogebra trang 115, 116, 117 Kết nối tri thức
Giải toán 9 bài xác định tần số, tần số tương đối, vẽ các biểu đồ biểu diễn bảng tần số, tần số tương đối bằng excel trang 120, 121, 122 Kết nối tri thức
Lý thuyết Bất phương trình bậc nhất một ẩn Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Bất đẳng thức và tính chất Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Bảng tần số tương đối và biểu đồ tần số tương đối Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Bảng tần số và biểu đồ tần số Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Bảng tần số, tần số tương đối ghép nhóm và biểu đồ Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Biến đổi đơn giản và rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai Toán 9 Kết nối tri thức