Lý thuyết các dạng địa hình chính. Khoáng sản Địa lí 6 Cánh Diều
Lý thuyết các dạng địa hình chính. Khoáng sản Địa lí 6 Cánh Diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
1. Các dạng địa hình chính
a. Núi
- Dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, độ cao thường trên 500 m so với mực nước biển.
- Núi có phần đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
b. Đồng bằng
- Dạng địa hình thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, độ cao thường dưới 200 m so với mực nước biển.
- Đồng bằng có 2 nguồn gốc hình thành: bóc mòn và bồi tụ.
c. Cao nguyên
- Vùng rộng lớn, địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, độ cao 500 - 1 000 m so với mực nước biển.
- Thường có ít nhất 1 sườn đổ dốc xuống vùng thấp hơn.
d. Đồi
- Dạng địa hình nhô cao, đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao tính từ chân đến đỉnh đồi không quá 200 m.
- Đồi thường tập trung thành vùng.
e. Địa hình cac-xtơ
- Dạng địa hình độc đáo, hình thành do các đá bị hòa tan bởi nước tự nhiên như đá vôi và đá dễ hòa tan khác.
- Ở vùng núi đá vôi thường hình thành những hang động kì ảo, có giá trị du lịch.
2. Khoáng sản
- Là những tích tụ tự nhiên của khoáng vật được con người khai thác và sử dụng.
- Phân loại:
+ Theo trạng thái vật lí: khoáng sản rắn (sắt, nhôm, thiếc,...) khoáng sản lỏng (dầu mỏ, nước ngầm,...) và khoáng sản khí (khí thiên nhiên).
+ Theo thành phần và công dụng: