Lý thuyết chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Tải vềLý thuyết chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả Địa lí 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
I. Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên một quỹ đạo hình e-lip và theo hướng từ Tây sang Đông.
- Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, ở trục Trái Đất có các đặc điểm:
+ Thời gian chuyển động một vòng của Trái Đất quanh Mặt trời là 365 ngày 6h.
+ Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66 ° 33'.
+ Sau 3 năm có 365 ngày sẽ có một năm có 366 ngày. Năm đó gọi là năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày.
II. Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất
1. Hiện tượng mùa
- Trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động => sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất.
- Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng => mùa nóng; ngược lại, bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời ít hơn, nhận được ít nhiệt và ánh sáng => mùa lạnh.
=> Trong cùng một thời điểm, mùa ở 2 bán cầu ngược nhau.
2. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- 21 – 3 (Xuân phân) và 23 - 9 (Thu phân), khắp mọi nơi trên trái Đất đều có ngày và đêm dài bằng nhau .
- Sau 21 – 3 đến trước 23 – 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Ngược lại, sau 23 – 9 đến trước 21 – 3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn.
=> Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn sẽ có ngày dài, đêm ngắn . Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời ít hơn sẽ có ngày ngắn, đêm dài .
- Đường phân chia sáng – tối không trùng trục Trái Đất => Các địa điểm ở hai bán cầu có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau.
- Độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu ngược nhau .