Lý thuyết cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
1. Sức sống của nền văn hóa bản địa
- Người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình.
- Tiếng Việt vẫn được người Việt truyền cho con cháu. Người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
- Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên
- Những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên: xăm mình, têm trầu, ăn trầu, búi tóc, nhuộm răng đen,....
2. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa
- Trong thời kì Bắc thuộc, người Việt đã tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài nhằm phát triển văn hóa truyền thống thêm đặc sắc và đa dạng.
- Trong đó, giao thoa văn hóa và sự xuất hiện của những yếu tố văn hóa mới là những xu hướng nổi bật. Điều này trước được thể hiện qua các sản phẩm thủ công đương thời.
+ Học một số phát minh kỹ thuật như làm giấy, chế tao đó thuỷ tinh,...
+ Tiếp thu một số là tết như tết Hàn thực, Đoan Ngọ, Trung thu nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hoà của người Việt
+ Tiếp thu Đạo giáo, có sự hoà nhập với tín ngưỡng dân gian
+ Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hàn, tư tưởng gia trưởng, phụ quyền, nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ
+ Đón nhận một số dòng Phật giáo. Xuất hiện nhiều vị cao tăng nối tiếng đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.
Mục 3
Nội dung chính: - Sức sống của nền văn hóa bản địa tỏng thời kì Bắc thuộc - Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa |
Sơ đồ tư duy cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt