Lý thuyết Hệ Mặt Trời và Ngân Hà KHTN 6 Cánh diều — Không quảng cáo

Giải KHTN 6 Cánh Diều, giải bài tập SGK KHTN lớp 6 đầy đủ chi tiết Bài 35: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà


Lý thuyết Hệ Mặt Trời và Ngân Hà KHTN 6 Cánh diều

Lý thuyết Hệ Mặt Trời và Ngân Hà KHTN 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

I. Hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và tám hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.

- Không chỉ có Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, những hành tinh khác cũng chuyển động xung quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.

- Thời gian để hành tinh chuyển động một vòng xung quanh Mặt Trời là chu kì quay xung quanh Mặt Trời của nó. Chu kì này khác nhau đối với các hành tinh khác nhau.

- Ngoài tám hành tinh, hệ Mặt Trời còn có các tiểu hành tinh và sao chổi.

- Trong hệ Mặt Trời chỉ có Mặt Trời phát sáng, còn các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng mặt trời.

II. Ngân Hà

- Ngân hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có hệ Mặt Trời của chúng ta.

- Nếu nhìn Ngân Hà từ bên trên theo hướng vuông góc với mặt Ngân Hà ta sẽ thấy nó có hình xoắn ốc với 4 vòng xoắn chính.

- Nhìn từ Trái Đất ta thấy Ngân Hà giống một dòng sông.

- Đường kính Ngân Hà vào khoảng 100000 năm ánh sáng, bề dày của Ngân Hà khoảng 300 năm ánh sáng.

Sơ đồ tư duy về Hệ Mặt trời và Ngân Hà - KHTN 6 - Cánh diều


Cùng chủ đề:

Giới thiệu về khoa học tự nhiên KHTN 6 Cánh Diều
Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch KHTN 6 Cánh Diều
Khóa lưỡng phân KHTN 6 Cánh Diều
Lý thuyết Các dạng năng lượng KHTN 6 Cánh diều
Lý thuyết Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng KHTN 6 Cánh diều
Lý thuyết Hệ Mặt Trời và Ngân Hà KHTN 6 Cánh diều
Lý thuyết Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời KHTN 6 Cánh diều
Lý thuyết Lực hấp dẫn KHTN 6 Cánh diều
Lý thuyết Lực ma sát KHTN 6 Cánh diều
Lý thuyết Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc KHTN 6 Cánh diều
Lý thuyết Lực và tác dụng lực KHTN 6 Cánh diều