Lý thuyết Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số SGK Toán 8 - Cánh diều — Không quảng cáo

Toán 8, giải toán lớp 8 cánh diều Bài 2. Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số Toán 8 cánh


Lý thuyết Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số SGK Toán 8 - Cánh diều

Mặt phẳng tọa độ là gì?

1. Mặt phẳng tọa độ

Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox, Oy vuông góc với nhau và cắt nhau tại gốc O của mỗi trục. Khi đó ta có trục tọa độ Oxy.

Trục Ox, Oy gọi là các trục tọa độ. Ox là trục hoành, Oy là trục tung. O là gốc tọa độ.

Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng Oxy.

Chú ý. Các đơn vị độ dài trên hai trục tọa độ được chọn bằng nhau.

2. Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ

Cho điểm M nằm trong mặt phẳng tọa độ.

Giả sử hình chiếu của điểm M lên Ox là điểm a, lên Oy là điểm b. Cặp số (a;b) gọi là tọa độ của điểm M, a là hoành độ, b là tung độ.

Điểm M có tọa độ (a; b) kí hiệu là M(a; b).

3. Độ thị của hàm số

Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;f(x)) trên mặt phẳng tọa độ.

Ví dụ: Xét hàm số y = 2x

Giá trị \({y_1};{y_2}\) tương ứng với \({x_1} =  - 1;{x_2} = 1\) là: \({y_1} = 2.( - 1) =  - 2;\,\,y_2^{} = 2.1 = 2\)

Hàm số y = 2x có đồ thị như sau:


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Hình chữ nhật SGK Toán 8 - Cánh diều
Lý thuyết Hình thang cân SGK Toán 8 - Cánh diều
Lý thuyết Hình thoi SGK Toán 8 - Cánh diều
Lý thuyết Hình vuông SGK Toán 8 - Cánh diều
Lý thuyết Hình đồng dạng SGK Toán 8 - Cánh diều
Lý thuyết Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số SGK Toán 8 - Cánh diều
Lý thuyết Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ SGK Toán 8 - Cánh diều
Lý thuyết Phân thức đại số SGK Toán 8 - Cánh diều
Lý thuyết Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ SGK Toán 8 - Cánh diều
Lý thuyết Phép cộng, phép trừ phân thức đại số SGK Toán 8 - Cánh diều
Lý thuyết Phép nhân, phép chia phân thức đại số SGK Toán 8 - Cánh diều