Lý thuyết ngành thuỷ sản ở Việt Nam - Công nghệ 7 — Không quảng cáo

Công nghệ 7, giải công nghệ lớp 7 công nghệ chân trời sáng tạo


Lý thuyết ngành thuỷ sản ở Việt Nam - Công nghệ 7

Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế Việt Nam

BÀI 12: NGÀNH THUỶ SẢN Ở VIỆT NAM

1. Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế Việt Nam

- Cung cấp thực phẩm cho con người

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành nghề chế biến thực phẩm, chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác

- Xuất khẩu thuỷ sản

- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

- Góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia

2. Một số thuỷ sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam

2.1 Nguồn lợi thuỷ sản của Việt Nam

- Thuỷ sản nước mặn: Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3260 km với 28/63 tỉnh thành phố giáp biển, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn 1 triệu km Biển nước ta có nhiều vịnh, hải đảo nên thuận lợi cho việc nuôi nhiều loại thuỷ sản có giá trị như cá biển, tôm hùm, đồi mồi, ngọc trai,..

- Thuỷ sản nước lợ: Thuỷ vực nước lợ ven biển, vùng triều, rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi cá lồng bè, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, sò, cua, nghêu, ốc,...

- Thuỷ sản nước ngọt: Hệ thống sông ngòi, kênh rạch, hồ chứa, ao đầm,... là vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt quan trọng của nước ta. Một số loại thuỷ sản nước ngọt được nuôi ở Việt Nam như: cá tra, cá basa, cá chép, cá mè, cá lăng, cá trắm, cá trôi, cá rô phi, tôm càng xanh, cá bống tượng....

2.2 Một số thuỷ sản có giá trị cao ở Việt Nam

a. Tôm

Tôm là loại thuỷ sản xuất khẩu nhiều ở Việt Nam, giá trị kinh tế cao; là loài ăn tạp, lớn nhanh.

4 giống tôm được nuôi nhiều là:

- Tôm càng xanh: sống ở nước ngọt; nuôi trong ao, ruộng, lúa.

- Tôm sú và tôm thẻ chân trắng: sống ở nước lợ (độ mặn 10 – 30%); nuôi trong ao, đầm ven biển hoặc bãi bồi các tỉnh ven biển.

- Tôm hùm: sống ở nước mặn; nuôi trong lồng, bè trên biển.

b. Cá nước ngọt

- Cá tra, cá basa được nuôi để xuất khẩu.

- Đặc điểm:

+ Thuộc họ cá da trơn, thịt màu trắng, hàm lượng đạm cao, dễ tiêu hoá, vị thơm ngon

+ Cá tra sống ở vùng nước lợ, phèn có độ pH > 5,5 độ; nhiệt độ 25 – 32 o ; nuôi với mật độ cao trong ao đất hoặc lồng, bè

+ Cá basa mắt to hơn cá tra, bụng lớn, nuôi trên những khúc sông có dòng chảy liên tục

c. Cá biển

- Cá nước mặn được nuôi nhiều và giá trị cao ở Việt Nam là cá song (cá mú), cá giò (cá bớp), cá vược (cá chẽm), cá chim trắng, cá hồng, cá măng,…

- Đặc điểm: Nuôi trong lồng, bè ở ven biển hoặc vùng vịnh


Cùng chủ đề:

Lý thuyết bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản - Công nghệ 7
Lý thuyết các phương thức trồng trọt ở Việt Nam - Công Nghệ 7
Lý thuyết kĩ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn - Công nghệ 7
Lý thuyết kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi - Công nghệ 7
Lý thuyết một số phương thức chăn nuôi ở Việt Nam - Công nghệ 7
Lý thuyết ngành thuỷ sản ở Việt Nam - Công nghệ 7
Lý thuyết nghề chăn nuôi ở Việt Nam - Công nghệ 7
Lý thuyết nghề trồng trọt ở Việt Nam - Công Nghệ 7
Lý thuyết nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành - Công nghệ 7
Lý thuyết quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản - Công nghệ 7
Lý thuyết quy trình trồng trọt - Công Nghệ 7