Virus là một dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, không có khả năng sinh sản, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào sinh vật. Virus có kích thước rất nhỏ, khoảng 20 - 300 nm, được chia thành 3 nhóm chính: virus dạng xoắn, virus dạng khối và virus dạng hỗn hợp.
Virus có cấu tạo rất đơn giản, chỉ gồm hai phần: phần lõi nucleic acid và lớp vỏ capsid từ protein. Lõi nucleic acid: RNA hoặc DNA. Vỏ capsid: từ các protein gọi là capsomer. Nhờ cấu tạo của các protein mà người ta chia virus thành 3 nhóm: virus hình xoắn, virus hình khối và virus dạng hỗn hợp.
Virus chỉ có thể nhân lên bên trong tế bào vật chủ. Quá trình nhân lên của virus trong tế bào vật chủ gồm 5 giai đoạn: (1) hấp phụ → (2) xâm nhập → (3) tổng hợp → (4) lắp ráp → (5) phóng thích.
Tương tự với virus gây bệnh ở người và động vật, virus gây bệnh ở thực vật lây truyền qua 2 hình thức là: lây truyền ngang và lây truyền dọc.
Virus lây lan qua 2 cách: Truyền ngang (từ cá thể này sang cá thể khác): đường hô hấp, đường tiêu hóa và đường tiếp xúc trực tiếp. Truyền dọc (từ mẹ sang con).
Muốn phòng chống virus gây bệnh trên từng đối tượng trước tiên phải hiểu rõ triệu chứng và cơ chế lây truyền của loại virus đó để đưa ra biện pháp cụ thể.
Virus không có cấu tạo tế bào, nên chúng dễ dàng biến đổi để tạo ra các biến thể mới.
Con người vận dụng hiểu biết về virus để ứng dụng chúng trong 3 lĩnh vực chính: Lĩnh vực y dược học. Công nghệ di truyền. Nông nghiệp.