Lý thuyết sông. Nước ngầm và băng hà Địa lí 6 Cánh Diều
Lý thuyết sông. Nước ngầm và băng hà Địa lí 6 Cánh Diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
1. Sông
a. Sông
- Là các dòng chảy tự nhiên, chảy theo những lòng dẫn ổn định do chính dòng chảy này tạo ra.
- Các bộ phận của một dòng sông chính:
+ Sông chính: dòng chảy chính.
+ Phụ lưu: những dòng chảy nhỏ cung cấp nước cho sông.
+ Chi lưu: những dòng chảy tách ra từ dòng sông chính.
+ Cửa sông: nơi nước sông đổ ra biển.
b. Chế độ nước sông
- Là dòng chảy của sông trong năm.
- Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cấp nước sông:
+ Sông có nguồn cấp nước là mưa: mùa lũ trùng với mùa mưa.
+ Sông có nguồn cấp nước là băng, tuyết tan: mùa lũ thường vào mùa xuân và đầu hè.
+ Sông có nguồn cấp nước là nước ngầm hoặc hồ: chế độ nước khá điều hòa.
+ Sông có nhiều nguồn cấp nước: diễn biến lũ khó lường.
c. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ
- Giá trị của sông, hồ:
+ Nguồn cung cấp cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt;
+ Nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật thủy sinh;
+ Đường giao thông quan trọng;
+ Cảnh quan mặt nước, ven sông, hồ có không khí trong lành tạo nên giá trị du lịch nghỉ dưỡng;
+ Giá trị thủy điện.
- Tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ:
+ Góp phần khai thác tốt nhất giá trị của sông, hồ;
+ Bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.
3. Nước ngầm và băng hà
a. Nước ngầm
- Một phần nước mưa hay tuyết tan ngấm xuống đất và xuống sâu qua các tầng đá, được giữ lại qua các lỗ hổng của đất, lỗ hổng và khe nứt của đá => nước ngầm.
Hình 18.2. Sơ đồ tầng nước ngầm
- Vai trò của nước ngầm:
+ Sử dụng trong đời sống và sản xuất;
+ Làm nước khoáng đóng chai;
+ Tắm chữa bệnh tại các khu du lịch nghỉ dưỡng;
+ Ở các vùng khô hạn, khai thác nước ngầm thành nguồn nước tưới,...
b. Băng hà
- Là những khối băng khổng lồ, dịch chuyển chậm trên đất liền, đặc biệt trên sườn núi, thường cuốn theo các tảng đá lớn và làm thay đổi địa hình.
- Vai trò của băng hà:
+ Nguồn dự trữ nước ngọt sạch của thế giới;
+ Nguồn cấp nước quan trọng cho nhiều dòng sông lớn,...
Sơ đồ tư duy sông, nước ngầm và băng hà