Lý thuyết sử học với các lĩnh vực khoa học - Lịch sử 10
Lý thuyết Sử học với các lĩnh vực khoa học
Bài 3. Sử học với các lĩnh vực khoa học
1. Sử học – môn khoa học có tính liên ngành
- Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ (chính trị, quân sự, kinh tế…)
- Trong quá trình nghiên cứu, sử học cần phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau để tìm hiểu một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học.
= > Sử học là bộ môn khoa học có tính liên ngành.
2. Mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn
a. Mối liên hệ của sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
- Lịch sử đời sống xã hội là chất liệu, nguồn cảm hứng => ra đời các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội nhân văn.
- Lịch sử còn là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó với cuộc sống.
b. Mối liên hệ của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với Sử học
- Khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ.
- Sử học sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu nghiên cứu của các ngành xã hội và nhân văn để phục dựng đối tượng nghiên cứu, giải thích, chứng minh…từ đó rút ra bài học, quy luật lịch sử. => Nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ hơn.
3. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
a. vai trò của sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
- Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên cứu của lịch sử, xem xét ở góc độ lịch sử.
- Ví dụ: Bối cảnh ra đời, điều kiện lịch sử, tác dụng, ý nghĩa với sự phát triển xã hội.
- Lịch sử giúp cho các nhà khoa học đi sau không lặp lại sai lầm của người đi trước, kế thừa tri thức, kinh nghiệm của người đi trước.
b. Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học.
Sử học cần sử sụng thông tin, phương pháp của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ để tái hiện đời sống trong quá khứ của con người.
Ví dụ: Ứng dụng công nghệ 3D, thực tế ảo vào triển lãm giới thiệu các di tích lịch sử, hiện vật lịch sử.