Lý thuyết Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính - Sinh 12 Cánh diều — Không quảng cáo


Lý thuyết Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính - Sinh 12 Cánh diều

Chọn giống vật nuôi và cây trồng là cách thức con người phát hiện ra những cá thể có các đặc điểm di truyền ưa thích rồi cho chúng lai với nhau tạo ra các dòng và giống thuần chủng.

THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH

I. Khái quát về chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng

Chọn giống vật nuôi và cây trồng là cách thức con người phát hiện ra những cá thể có các đặc điểm di truyền ưa thích rồi cho chúng lai với nhau tạo ra các dòng và giống thuần chủng.

Tạo giống vật nuôi và cây trồng thường được tiến hành theo các bước: (1) tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau; (2) lai các dòng với nhau để tìm ra được các cá thể có tổ hợp các đặc tính di truyền mong muốn; (3) nhân giống và chọn lọc ra giống thuần chủng. Các dòng, giống thuần chủng cũng có thể được lai với nhau để tìm tổ hợp lai cho con lai có ưu thế lai cao (con lai có năng suất, sức chống chịu cao hơn hẳn so với các dòng bố mẹ) (phép lai kinh tế).

II. Một số thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi

Giống gà Đông Tảo của tỉnh Hưng Yên hiện nay được công nhận là giống quốc gia.

Giống lợn Landrace của Đan Mạch được lai tạo từ giống lợn địa phương với giống Large White, sau đó lợn Landrace tiếp tục được lai tạo và chọn lọc thành giống lợn siêu nạc, năng suất cao, được nhân giống phố biển khắp thế giới.

Giống bò nổi tiếng thế giới, bò Blanc-Blue-Belgium (BBB)", được lai tạo từ giống bò thuần chủng của Bỉ với giống bò Shorthorn của Anh. Giống bò này có khả năng tăng trưởng cơ bắp cao hơn 40% so với giống bò bình thường và con đực trưởng thành có trọng lượng từ 900 - 1250kg.

III. Một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng

Ở Việt Nam, thành tựu chọn giống lúa nổi bật nhất gần đây là giống lúa ST25 ở Sóc Trăng có khả năng chống chịu bệnh, cho gạo hạt dài, thơm được công nhận là gạo ngon nhất thế giới năm 2019.

Giống lúa lai KC06 1- được trồng chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ cho năng suất 8,5 - 10 tấn/ha, thuộc nhóm có năng suất CAN S025 cao nhất trong các giống lúa chủ yếu ở Việt Nam.


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Gene và sự tái bản DNA - Sinh học 12 Cánh diều
Lý thuyết Hệ gene, công nghệ gene và ứng dụng - Sinh 12 Cánh diều
Lý thuyết Mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình - Sinh 12 Cánh diều
Lý thuyết NST và cơ chế di truyền NST - Sinh 12 Cánh diều
Lý thuyết Sự truyền thông tin di truyền - Sinh 12 Cánh diều
Lý thuyết Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính - Sinh 12 Cánh diều
Lý thuyết Điều hòa biểu hiện của gene - Sinh học 12 Cánh diều
Lý thuyết Đột biến gene - Sinh 12 Cánh diều
Lý thuyết Đột biến nhiễm sắc thể - Sinh 12 Cánh diều
SGK Sinh 12 - Cánh diều - Tin tức SGK Sinh 12 - Cánh diều