Lý thuyết thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
1. Thủy quyển
- Thủy quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, nằm trên bề mặt và bên trong của vỏ Trái Đất; gồm nước ở các đại dương, biển, sông, hồ, đầm lầy, nước dưới đất (nước ngầm), tuyết, băng và hơi nước trong khí quyển,…
- Các thành phần chủ yếu của thủy quyển:
+ Nước mặn (97,5%)
+ Nước ngọt (2,5%), bao gồm: nước dưới đất (30,1%), băng (68,7%), nước mặt và nước khác (1,2%).
2. Vòng tuần hoàn lớn của nước
Mô phỏng vòng tuần hoàn lớn của nước
- Nước trong thiên nhiên không ngừng vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, tạo nên vòng tuần hoàn.
- Vòng tuần hoàn lớn của nước:
+ Bốc hơi: Nước từ sông, hồ, biển, đại dương bốc hơi, cơ thể sinh vật thoát hơi cung cấp hơi nước cho khí quyển.
+ Nước rơi: Hơi nước ngưng tụ khi đạt đến trạng thái bão hòa mà vẫn được bổ sung hơi nước/gặp lạnh tạo thành mây; các hạt nước trong mây lớn dần và khi đủ nặng rơi xuống thành mưa.
+ Dòng chảy: nước mưa rơi xuống tạo thành các dòng chảy.
Hình 2. Vòng tuần hoàn lớn của nước
Sơ đồ tư duy thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước