Lý thuyết văn 7 - Khái niệm nói quá — Không quảng cáo

Lý thuyết Văn lớp 7 Lý thuyết Nói quá Văn 7


Lý thuyết khái niệm nói quá

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại tính chất, quy mô của đối tượng để nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười.

1. Nói quá là gì?

- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại tính chất, quy mô của đối tượng để nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười.

- Để nhận ra biện pháp nói quá cần điều chiếu nội dung lời nói với thực tế. Phải nắm được cái ý nghĩa hàm ẩn của lời nói (tức là hiểu theo nghĩa bóng chứ không hiểu theo nghĩa đen).

- Nói quá thường được sử dụng trong khẩu ngữ.

- Trong văn chương, nói quá thường thích hợp với những loại văn bản: châm biếm, trữ tình, anh hùng ca, … những văn bản có chức năng kêu gọi, lời hiệu triệu.

2. Ví dụ minh họa

- Trong khẩu ngữ:

Ví dụ: buồn nẫu ruột, giận sôi gan, bầm gan tím ruột, mệt đứt hơi, đói rã họng, vỡ mặt, lo sốt vó, người đen như cột nhà cháy, nói như rồng leo…

- Trong văn chương:

Ví dụ: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. (Trần Quốc Tuấn)


Cùng chủ đề:

Khái niệ̣m thơ bốn chữ
Khái niệ̣m thơ năm chữ
Lý thuyết Văn 7 tập làm văn
Lý thuyết Văn 7 tiếng Việt
Lý thuyết Văn lớp 7
Lý thuyết văn 7 - Khái niệm nói quá
Lý thuyết văn 7 bài Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)
Lý thuyết văn 7 bài ẩn dụ
Lý thuyết văn 7 bài cước chú
Lý thuyết văn 7 bài cụm danh từ
Lý thuyết văn 7 bài cụm động từ