Lý thuyết: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân - SGK Cánh diều — Không quảng cáo

Toán lớp 4, giải bài tập SGK toán lớp 4 cánh diều


Lý thuyết: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân - SGK Cánh diều

Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

1. Hệ thập phân

Trong hệ thập phân, cứ mười đơn vị ở một hàng hợp lại thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.

Ví dụ: 10 đơn vị = 1 chục

10 chục = 1 trăm

10 trăm = 1 nghìn

....

2. Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

Với mười chữ số: 0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 có thể viết được mọi số tự nhiên

Ở mỗi hàng chỉ có thể viết được một chữ số. Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. Chẳng hạn, số 888 có ba chữ số 8, kể từ phải sáng trái mỗi chữ số 8 lần lượt nhận giá trị là 8 ; 80 ; 800.

Viết số tự nhiên với các đặc điểm trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân

3. So sánh các số tự nhiên

- Dựa vào vị trí của các số trong dãy số tự nhiên, số nào được đếm trước thì bé hơn

- Dựa vào quy tắc so sánh các số có nhiều chữ số


Cùng chủ đề:

Lý thuyết: Tìm số trung bình cộng - SGK Cánh diều
Lý thuyết: Tính chất cơ bản của phân số - SGK Cánh diều
Lý thuyết: Trừ các phân số cùng mẫu số - SGK Cánh diều
Lý thuyết: Trừ các phân số khác mẫu số - SGK Cánh diều
Lý thuyết: Ước lượng tính - SGK Cánh diều
Lý thuyết: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân - SGK Cánh diều
Lý thuyết: Yến, tạ, tấn - SGK Cánh diều
Lý thuyết: Đề - Xi - Mét vuông - SGK Cánh diều
Lý thuyết: Đơn vị đo góc. Độ - SGK Cánh diều
Toán lớp 4 trang 4 - Bài 53: Khái niệm phân số - SGK Cánh diều
Toán lớp 4 trang 6 - Bài 1: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 100 000 - SGK Cánh diều