Lý thuyết vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
Bài 17. Vỏ địa lí, quy luật hống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
Bài 17. Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
1. Vỏ địa lí
a. Khái niệm
- Vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên, thống nhất và hoàn chỉnh.
b. Giới hạn của vỏ địa lí
- Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thủy quyển, sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.
2. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
a. Khái niệm
- Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
- Nguyên nhân: do tất cả thành phần của vỏ địa lí không tồn tại và phát triển độc lập mà luôn tác động, trao đổi vật chất và năng lượng lẫn nhau.
b. Biểu hiện của quy luật
- Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần khác và toàn bộ lãnh thổ.
Ví dụ: Khi chúng ta phá rừng đầu nguồn sẽ khiến cho các loại động vật mất đi chỗ ở, chúng có thể sẽ di cư đi chỗ khác hoặc chết đói vì thiếu thức ăn (ảnh hưởng đến sinh quyển). Những khu vực mất lớp phủ thực vật sẽ bị nước mưa làm xói mòn, rửa trôi, khiến đất khô cằn, nghèo dinh dưỡng (ảnh hưởng đến thạch quyển). Do mất lớp phủ thực vật, dòng chảy nhanh khiến cho nước không kịp thấm xuống lòng đất => mực nước ngầm hạ thấp (ảnh hưởng đến thủy quyển).
c. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật
- Dự báo được sự thay đổi của tự nhiên khi sử dụng chúng.
- Yêu cầu các nhà quy hoạch, nhà chức trách cần phải nghiên cứu tỉ mỉ, chính xác tất cả các đặc điểm địa lí của mọi lãnh thổ trước khi sử dụng, khai thác.
- Giúp con người cải tạo thiên nhiên một cách hợp lí.