Máy đo địa chấn được sử dụng để phát hiện và đo đạc những rung động địa chấn được tạo ra bởi sự dịch chuyển của lớp vỏ Trái Đất. Tần số của những cơn địa chấn thường nằm trong khoảng 30 Hz – 40 Hz. Năng lượng từ các cơn địa chấn có khả năng kích thích con lắc lò xo bên trong máy đo làm đầu bút di chuyển để vẽ lên giấy như hình vẽ.
a) Dao động của con lắc lò xo trong máy địa chấn là dao động duy trì.
b) Đầu bút di chuyển và vẽ được lên tờ giấy là do các cơn địa chấn tạo ra dao động duy trì.
c) Tần số dao động của những con lắc lò xo trong máy địa chấn vào khoảng 30 Hz – 40 Hz.
d) Để máy địa chấn ghi nhận được kết quả tốt nhất thì tần số riêng của con lắc lò xo phải có giá trị thật nhỏ so với con số 30 Hz – 40 Hz.
a) Dao động của con lắc lò xo trong máy địa chấn là dao động duy trì.
b) Đầu bút di chuyển và vẽ được lên tờ giấy là do các cơn địa chấn tạo ra dao động duy trì.
c) Tần số dao động của những con lắc lò xo trong máy địa chấn vào khoảng 30 Hz – 40 Hz.
d) Để máy địa chấn ghi nhận được kết quả tốt nhất thì tần số riêng của con lắc lò xo phải có giá trị thật nhỏ so với con số 30 Hz – 40 Hz.
Vận dụng kiến thức về dao động duy trì
a) Đúng. Dao động của con lắc lò xo trong máy đo địa chấn được duy trì bởi năng lượng từ các cơn địa chấn.
b) Đúng. Dao động duy trì của con lắc được tạo ra nhờ năng lượng từ các cơn địa chấn.
c) Đúng. Tần số dao động của con lắc phải nằm trong khoảng này để đo chính xác các cơn địa chấn.
d) Sai. Tần số riêng của con lắc nên gần bằng tần số của các cơn địa chấn để có thể cộng hưởng và ghi nhận kết quả tốt nhất.