Một bác nông dân đem trứng ra chợ bán. Tổng số trứng bán ra được tính như sau:
Ngày thứ nhất bán được 8 trứng và \(\frac{1}{8}\) số trứng còn lại
Ngày thứ hai bán được 16 trứng và \(\frac{1}{8}\) số trứng còn lại
Ngày thứ ba bán được 24 trứng và \(\frac{1}{8}\) số trứng còn lại
…
Cứ như vậy cho đến ngày cuối cùng thì bán hết trứng. Nhưng thật thú vị, số trứng bán được trong mỗi ngày đều bằng nhau. Vậy số ngày để bán hết số trứng là:
-
A.
5 ngày
-
B.
4 ngày
-
C.
6 ngày
-
D.
7 ngày
Bước 1: Lập phương trình
+ Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số
+ Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết
+ Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình
Bước 3: Kết luận: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không rồi kết luận.
Gọi số trứng bán được là x \(\left( {x \in \mathbb{N}*} \right)\)
Số trứng bán được trong ngày thứ nhất là: \(8 + \frac{{x - 8}}{8}\) (quả)
Số trứng bán được trong ngày thứ hai là: \(16 + \frac{{x - \left( {8 + 16 + \frac{{x - 8}}{8}} \right)}}{8}\)
Vì số trứng bán được trong mỗi ngày đều bằng nhau nên ta có phương trình:
\(8 + \frac{{x - 8}}{8} = 16 + \frac{{x - \left( {8 + 16 + \frac{{x - 8}}{8}} \right)}}{8}\)
\(64 + x - 8 = 128 + x - 24 - \frac{{x - 8}}{8}\)
\(x = 392\) (thỏa mãn)
Vậy tổng số trứng bán được là: 392 trứng.
Số trứng bán được trong mỗi ngày là: \(8 + \frac{{392 - 8}}{8} = 56\)
Số ngày bán trứng là: \(\frac{{392}}{{56}} = 7\) (ngày)
Đáp án : D