Một bạn học sinh thực hiện hai thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Cho 100 ml dung dịch HCl vào cốc (1), sau đó thêm một mẫu zinc (Zn) vào và đo tốc độ khí H2 thoát ra theo thời gian
Thí nghiệm 2 (lặp lại tương tự thí nghiệm 1): 100ml dung dịch HCl khác được cho vào cốc (2) rồi cũng thêm một mẫu zinc vào và đo tốc độ khí hydrogen thoát ra theo thời gian
Bạn học sinh đó nhận thấy tốc độ thoát khí hydrogen ở cốc (2) nhanh hơn cốc (1). Yếu tố nào sau đây có thể dùng để giải thích hiện tượng mà bạn đó quan sát được
-
A.
phản ứng ở cốc (2) nhanh hơn nhờ có chất xúc tác
-
B.
lượng Zn ở cốc (1) nhiều hơn ở cốc (2)
-
C.
acid HCl ở cốc (1) có nồng độ thấp hơn acid ở cốc (2)
-
D.
Zn ở cốc (1) được nghiền nhỏ còn Zn ở cốc (2) ở dạng viên
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Nhận xét, trong cả 2 thí nghiệm ta thấy sử dụng dung dịch HCl khác nhau nên có thể nồng độ HCl ở cốc 1 thấp hơn cốc 2 nên tốc độ thoát khí ở cốc 2 nhanh hơn cốc 1
Đáp án C
Đáp án : C