1. Một cái lều ở trại hè của học sinh có dạng hình chóp tứ giác đều với chiều cao của mặt bên xuất phát từ đỉnh của chiếc lều là 2,24m và cạnh đáy bằng 2m. Tính diện tích vải bạt cần thiết để dựng lều (không tính đến đường viền, nếp gấp), biết lều này không có đáy.
2. Cho tam giác ANE vuông tại A có đường cao AB.
a) Chứng minh ΔANE∽ΔBEA.
b) Chứng minh AN2=NB.NE.
c) Cho AN=15cm,NE=25cm. Tia phân giác của góc N cắt cạnh AB tại I. Tính NI?
1. Số bạt cần thiết để dựng lều chính là diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều.
Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh của chóp tứ giác đều.
2. a) Chứng minh ΔANE∽ΔBEA theo trường hợp góc – góc.
b) Chứng minh ΔANB∽ΔENA (g.g) suy ra tỉ số các cặp cạnh tương ứng bằng nhau suy ra AN2=NE.NB.
c) Dựa vào AN2=NE.NB để tính NB.
Áp dụng định lí Pythagore vào ΔANB để tính AB.
Áp dụng tính chất tia phân giác để tính BI suy ra BI.
Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ΔBIN để tính NI.
1.
Gọi hình mô tả của cái lều là hình chóp S.ABCD (như hình vẽ).
Diện tích vải lều (diện tích xung quanh của chiếc lều) là:
Sxq=4.22.2,24=8,96(m2)
Vậy diện tích vải bạt cần thiết để dựng lều là 8,96m2.
2.
a) Xét ΔANE và ΔBEA có:
^NAE=^EBA=900
ˆE chung
Suy ra ΔANE∽ΔBEA (g.g). (đpcm)
b) Xét ΔANB và ΔENA có:
^ABN=^EAN=900
ˆN chung
Suy ra ΔANB∽ΔENA (g.g).
Suy ra ANNB=NEAN hay AN2=NE.NB (đpcm).
c) Thay AN=15cm,NE=25cm vào AN2=NE.NB (cmt), ta được:
152=25.NB suy ra NB=15225=9(cm)
Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông ANB vuông tại B, ta có:
AB2=AN2−NB2=152−92=144 suy ra AB=√144=12(cm)
NI là tia phân giác của góc ANB nên ta có:
ANNB=AIIB hay ANAI=BNBI.
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
ANAI=BNBI=AN+BNAI+BI=15+9AB=2412=2
Suy ra BI=BN2=92=4,5(cm)
Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác BIN ta có:
NI=√BN2+BI2=√92+4,52=9√52(cm)
Vậy NI=9√52cm.