Một mẫu cồn X (thành phần chính là C 2 H 5 OH) có lẫn methanol (CH 3 OH). Đốt cháy 10g cồn X tỏa ra nhiệt lượng 291,9 KJ. Xác định phần trăm tạp chất methanol trong X biết rằng:
CH 3 OH(l) + \(\frac{3}{2}{O_2} \to \)CO 2 (g) + 2H 2 O(l) \(\Delta H = - 716kJ/mol\)
C 2 H 5 OH(l) + 3O 2 (g) \( \to \)2CO 2 (g) + 3H 2 O(l) \(\Delta H = - 1370kJ/mol\)
Gọi số mol của CH 3 OH(l) và C 2 H 5 OH(l) là a và b mol
Ta có: khối lượng cồn: m CH3OH + m C2H5OH = 32a + 46b = 10 (1)
1 mol CH 3 OH cháy tỏa ra 716 kJ
1 mol C 2 H 5 OH cháy tỏa ra 1370 kJ
=> a.716 + b.1370 = 291,9 (2)
Từ (1) và (2) ta có: a = 0,025; b = 0,5 mol
%CH 3 OH = \(\frac{{0,025.32}}{{10}}.100 = 8\% \)