Một vật chuyển động trong không khí, trong nước hoặc trong chất lỏng nói chung đều sẽ chịu tác dụng của lực cản. Xét một viên bi thép có khối lượng 1 g đang ở trạng thái nghỉ được thả rơi trong dầu. Người ta khảo sát chuyển động của viên bi trong dầu và vẽ đồ thị tốc độ theo thời gian của viên bi như Hình 10.2. Cho biết lực đẩy Archimecdes có độ lớn là F A =1,2.10 −3 N và lấy g = 9,8 m/s 2 . Độ lớn lực cản của dầu tác dụng lên viên bi sau thời điểm t 2 là bao nhiêu?
-
A.
8,6.10 −3 N
-
B.
8,6.10 −5 N
-
C.
6,8.10 −3 N
-
D.
6,8.10 −5 N
Áp dụng công thức lực đẩy Ác – si – mét và định luật II Newton
Gọi F c (N) là độ lớn lực cản do dầu tác dụng lên viên bi.
Dựa vào đồ thị, ta thấy kể từ thời điểm t 2 trở về sau thì viên bi sẽ chuyển động thẳng đều.
Viên bi chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét, lực cản của dầu.
Theo định luật II Newton, vật chuyển động đều nên \(\overrightarrow {{F_c}} + \overrightarrow P + \overrightarrow {{F_A}} = \overrightarrow 0 \)
Chọn chiều dương thẳng đứng hướng xuống, ta có:
Lực cản tác dụng lên vật, F c =P−F A =mg−F A =8,6.10 −3 N
Đáp án A
Đáp án : A