Người Việt có mê đọc sách? Suy nghĩ của anh (chị) về câu hỏi trên.
Câu hỏi rất nghiêm túc này đang được thảo luận sâu rộng cũng như đang được mọi người - từ nhà lãnh đạo đến người dân bình thường - suy nghĩ và trả lời. Để có sự giải đáp thỏa đáng, theo tôi, ta phải trả lời những câu hỏi cụ thể khác. Tại sao lại đặt ra câu hỏi này?
Gợi ý - Đọc sách là tầm quan trọng của tất cả mọi người đổ tàng hiểu biết -> vấn đề của toàn xã hội. - Có thể đánh giá chính xác mặt bằng dân in của mỗi dân tộc qua thái độ của họ đối với sách. - Cần tạo thói quen đọc sách từ thuở bé thơ. - Xây dựng phong trào đọc sách. - Chọn sách nào để đọc. Loại bỏ những sách ô nhiễm môi trường văn hoá đọc. - Đọc sách mọi nơi, mọi lúc nếu có cơ hội. - Vai trò của cha, mẹ, thầy, cô rất quan trọng trong việc giáo dục định hướng của con cái, học trò trong việc đọc sách. - Quản lí xuất bản chặt chẽ về thể loại sách.
BÀI THAM KHẢO Câu hỏi rất nghiêm túc này đang được thảo luận sâu rộng cũng như đang được mọi người - từ nhà lãnh đạo đến người dân bình thường - suy nghĩ và trả lời. Để có sự giải đáp thỏa đáng, theo tôi, ta phải trả lời những câu hỏi cụ thể khác. Tại sao lại đặt ra câu hỏi này? Rất đơn giản, chỉ cần biết một dân tộc mê sách hay lạnh lùng xa lạ với sách, ta có thể đánh giá chính xác mặt bằng dân trí của dân tộc đó, phẩm giá nhân cách cao hay thấp của con người thuộc quốc gia đó, chỗ đứng hôm nay và triển vọng tương lai của đất nước đó trong cộng đồng nhân loại. Đọc sách - nhưng là loại sách nào đây? "Rừng sách'' hiện nay trong các siêu thị sách, trên lề đường, ở bến xe nhà ga. dễ làm người đọc hoa mắt, lúng túng. Tất nhiên phải giúp đông đảo người đọc bình thường, vốn ít tiếp xúc với sách báo chú ý đến cả hai phương diện chủng loại và chất lượng. Việc chọn sách cũng như chọn bạn, phải tùy thuộc lứa tuổi (trẻ thơ, đã thành niên hay cao tuổi), giới tính (nam hay nữ), đặc điểm thể trạng (bình thường hay khiếm thị), trình độ văn hóa và nghề nghiệp, mức thu nhập cá nhân...Mỗi đối tượng đang đi học, đi làm cần sách chuyên biệt (sách công cụ, sách tham khảo chuyên môn) và bất cứ ai cũng nên đến với tác phẩm văn học, với những công trình nghiên cứu - từ phổ cập, đại chúng đến hàn lâm, uyên bác - về các ngành khoa học xã hội và tự nhiên phù hợp với bản thân. Điều cốt yếu là phải đảm bảo "cấm cửa" các loại sách rẻ tiền, viết cẩu thả, bôi bác, cũng như các sách có hại về nhận thức, tình cảm khiến con người bị tầm thường, bé mọn, méo mó đi về nhân cách và chỉ dành đất sống cho những sản phẩm lành mạnh, tốt đẹp giúp người đọc giàu có hơn về sự hiểu biết - hiểu biết thiên nhiên, xã hội, con người, hướng mọi đối tượng tới cái trong sáng cao thượng, khiến mỗi cá thể người ngày càng "người" hơn. Đối tượng người Việt nào cần sớm tạo thói quen đọc sách và tiến tới "mê” sách? Đương nhiên, vì ý nghĩa và tác dụng quan trọng của sách như đã nói ở trên, ai cũng có quyền lợi và nghĩa vụ gắn bó với sách.Không gì lí tưởng hơn nếu chúng ta phân đấu có được nền văn hóa đọc sâu rộng trong toàn dân, ở mọi vùng và với mọi đô'i tượng. Thế nhưng, nếu cần xác định đô'i tượng chủ yếu để đột phá, tạo phong trào, hình thành nếp quen, thì không có gì tốt hơn là học trò các cấp - từ mầm non, tiểu học đến đại học, sau đại học - thuộc tất cả các loại hình học (chính quy, chuyên tu, tại chức, bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo từ xa...). Hơn 25 triệu người đi học trong tổng số non 90 triệu dân! Một-con sô' vượt ngoài mơ ước nếu họ thật sự gắn bó với sách (chứ không chỉ với sách giáo khoa hoặc giáo trình). Tôi nghĩ đến vai trò của bậc cha mẹ và các thầy cô giáo - những cố’ vấn đầy uy tín đối với đông đảo bạn đọc trẻ tuổi. Một buổi chiều chủ nhật đưa trẻ nhỏ đi nhà sách và dành một món tiền nhỏ trong khoản lương khiêm tốn của cha mẹ để mua sách cho con. Rồi một đôi lúc rảnh rỗi trong tuần trò chuyện với con về cái hay, cái lí thú của cuốn sách mới mua... Không thể coi thường những việc làm tưởng như vặt vãnh ấy. 'Thói quen, niềm vui đọc sách tốt nhất là được nhen nhóm và hình thành trong mỗi người ngay thuở ấu thơ.
Gần gũi trường học các cấp, tôi rất buồn khi trong thời khóa biểu dàv đặc hằng tuần của các em, giờ đọc sách không có chỗ. Và giả sử nếu có thì sự nghèo nàn của thư viện trường cũng chẳng hấp dẫn được ai. Còn các thầy cô - không chỉ giáo viên văn - liệu đã mấy ai quan tâm giới thiệu, có khi chỉ cần trong vài phút, cuốn sách mới nào đấy mà các em nên đọc. Được tham mưu, cố vấn như thế tôi tin -không ít em sẽ tìm đến sách. Có tiền thì mua, không có thì tìm cách đọc "cọp". Vào các nhà sách, lòng tôi như ấm lại khi chứng kiến cảnh tranh thủ đọc sách như thế của các em. "Hãy chỉ cho con em mình đường đến với sách", bà Astrid Lindgren - tác giả sách thiếu nhi nổi tiếng thế giới - đã có lời khuyên ngắn gọn và giá trị như thế! Sẽ hạnh phúc biết mâ'y nếu chúng ta chung tay góp sức gây dựng thành công nền văn hóa đọc sâu rộng, bền chắc. Sẽ thật đáng tự hào nếu nước ta bên cạnh GDP tính bằng tiền ngày càng tăng, có sự tịnh tiến song hành của GDP đọc sách. Phải phấn đấu để việc tranh thủ đọc sách ở bến xe, nhà ga, trên ôtô, xe lửa cao tốc, máy bay... không chỉ là hình ảnh phổ biến ở Pháp, Nga, Đút, Nhật... mà sẽ là nếp sống quen thuộc bình thường ô nước ta. Ý nghĩa, tác dụng lớn lao nhiều mặt của việc hình thành thói quen "mẽ” sách thiết tưởng không cần nhắc lại. Vấn đề bây giờ là cùng chung tay xây dựng phong trào.