Nhàn cư vi bất thiện - Ngữ Văn 12 — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Nghị luận xã hội về lý tưởng sống hiện nay


Nhàn cư vi bất thiện - Ngữ Văn 12

Anh (chị) hiếu như thế nào về câu tục ngữ: "Nhàn cư vi bất thiện" trong cuộc sống ngày nay?

Đề bài

Anh (chị) hiếu như thế nào về câu tục ngữ: "Nhàn cư vi bất thiện" trong cuộc sống ngày nay?

Lời giải chi tiết

1.  Mở bài

Sống ở trên đời phải biết lao động. Lao động để nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình và giúp ích xã hội. Lao động để khẳng định giá trị của bản thân, không lao động, rỗi nghề dễ sinh ra những thói hư tật xấu, nên tục ngữ có câu: “Nhàn cư vi bất thiện".

2. Thân bài

a. Giải thích

Sống nhàn nhã, không có công việc làm, dễ nảy sinh những suy nghĩ và việc làm không tốt đẹp. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải lao động không nên sống quá rảnh rỗi.

b. Lời dạy trên rất đúng

-  Khi làm việc tâm trí ta sẽ tập trung vào công việc để đạt đến kết quả. Và chỉ có công việc giúp ta vận dụng trí óc, những suy nghĩ hướng tới điều tốt đẹp. Nếu như rảnh rỗi, thời gian quá dư thừa khiến người ta dễ có những suy nghĩ, hành động lệch lạc.

- Những kẻ phạm pháp, trộm cắp... thường xuất phát từ thành phần “vô công rỗi việc". Trong cuộc sống họ không hướng để phục vụ, trong tư tưởng của họ không được ổn định vì vậy với thời gian dài nhàn nhã họ dễ sinh ra những thói hư tật xấu.

c. Mở rộng vấn đề

- Có làm việc, lao động ta không có thời gian chết để nảy sinh những suy nghĩ, hành động sai lầm giúp tư tưởng ta ổn định, hướng tới những điều tốt. Lao động cũng giúp ta được thoải mái hơn trong cuộc sống. Qua lao động con ngưòi sẽ khẳng định được năng lực, giá trị.

- Vậy mà vẫn có những kẻ sợ lao động, lười biếng lao động, những kẻ đó là mầm mống để gây nên những điều xấu xa cho xã hội, cho con người. Họ ... những kẻ thích hưởng thụ, sống sung sướng mà không chịu lao động đáng được luật pháp nghiêm trị.

- Một bộ phận không nhỏ thanh niên la cà, chơi bời, tụ tập và dẫn đến những việc làm vô bổ, thậm chí phạm pháp.

- Xuất phát từ lời dạy trên, ngày nay có những người ý thức được trách nhiệm của mình nên đã tham gia vào công tác từ thiện nhằm rút ngắn bớt thời gian rảnh rỗi để hướng vào công việc ích nước lợi dân. Đây là điều đáng hoan nghênh.

3. Kết bài

- Cần phải tự tạo cho mình có cuộc sống tốt đẹp, hòa nhập vào cộng đồng. Lao động chân tay hay trí óc đều giúp ta có tư tưởng lành mạnh, hướng thiện. Đây là bài học về quan niệm sống ở đời.


Cùng chủ đề:

Nhà sư phạm nổi tiếng V. A. Xu - Khôm - Lin - Xki có viết: "Niềm tin và thế giới. . . Không xứng đáng". Theo bạn, đối với một con người có đạo đức và tâm hồn đẹp đẽ, những điều gì là không xứng đáng? - Ngữ Vă
Nhà văn M. Goóc - Ki cho rằng: "Văn học là nhân học". Hãy trình bày ý kiến của anh (chị) về quan niệm trên - Ngữ Văn 12
Nhà văn Nga L. Tôn - Xtôi nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tường thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Hãy nêu suy nghĩ về vai trò của l
Nhà văn Nga L. Tôn - Xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn. . . Không có cuộc sống ". Hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người - Ngữ Văn 12
Nhà văn Đức F. Sile có nói: "Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác hạnh phúc". Anh (chị) nghĩ gì về ý kiến đó và về vai trò tình yêu trong cuộc sống con người? - Ngữ Văn 12
Nhàn cư vi bất thiện - Ngữ Văn 12
Nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ là một thành công của Tô Hoài trong việc xây dựng con người thức tỉnh. Hãy chứng minh nhận định ấy
Nhân vật Xôcôlốp trong Số phận con người
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Ngữ Văn 12
Nhận thức của anh (chị) về thực trạng an toàn giao thông - Ngữ Văn 12
Nhận thức của anh (chị) vể người thân yêu trong cuộc đời mình - Ngữ Văn 12