Ôn tập chủ đề 3 - Chuyên đề học tập Sinh 11 Cánh diều
Các nhận định dưới đây về vệ sinh an toàn thực phẩm là đúng hay sai? Giải thích.
CH tr 73
CH1.
Các nhận định dưới đây về vệ sinh an toàn thực phẩm là đúng hay sai? Giải thích. (1) Thực phẩm đun sôi kĩ sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (2) Động vật vừa bị chết do bệnh có thể sử dụng để chế biến thực phẩm nên nấu chín kĩ (3) Thực phẩm được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh sẽ không bị nhiễm tác nhân gây ngộ độc thực phẩm (4) Bao bì (chai, can, túi) đựng thực phẩm có thể rửa sạch để tái sử dụng đựng thực phẩm |
Phương pháp:
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Giải chi tiết:
(1) Đúng
(2) Sai, vì trong động vật bị bệnh có chứa các vi khuẩn, virus gây bệnh có thể sống ở nhiệt độ cao nên có thể khiến người ăn sẽ bị nhiễm
(3) Sai, vì nếu trong thực phẩm đó đã có tác nhân gây bệnh thì bảo quản trong ngăn đá cũng sẽ không loại bỏ hết được, tác nhân gây bệnh vẫn tồn tại
CH2.
Tại sao thực phẩm cần được kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi đưa ra thị trường? Theo em, thực phẩm cần được kiểm nghiệm những chỉ tiêu gì? Vì sao? |
Phương pháp:
Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích
Giải chi tiết:
- Mục đích kiểm nghiệm an toàn thực phẩm sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích khác nhau, cụ thể như sau:
+ Để xác định và xây dựng các chỉ tiêu công bố sản phẩm;
+ Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm;
+ Đánh giá nguyên liệu đầu vào, sự an toàn về mặt chất lượng của sản phẩm;
+ Tạo niềm tin đến người tiêu dùng, cũng như tạo thế mạnh trong canh tranh thị trường
- Các chỉ tiêu:
+ Kiểm nghiệm các chất vi sinh có trong thực phẩm;
+ Kiểm nghiệm thực phẩm có chứa vi khuẩn gây bệnh hay không;
+ Kiểm nghiệm về hóa chất độc hại, lượng kim loại, thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm;
+ Kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa lý của thực phẩm;
CH3.
Nêu một số đặc điểm mà dựa vào đó em có thể nhận biết và lựa chọn thực phẩm (thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, thực phẩm đông lạnh, đồ hộp,...) an toàn cho sức khỏe |
Phương pháp:
Lý thuyết về lựa chọn thực phẩm
Giải chi tiết:
- Không chọn thực phẩm bị ôi thiu
- Kiểm tra hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, chất bảo quản in trên bao bì
- Kiểm tra thực phẩm khô có bị nhiễm nấm mốc hay không,...
CH4.
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, cần thực hiện những biện pháp gì và vai trò của các biện pháp đó trong các trường hợp sau: a, Sản xuất (nuôi trồng động, thực vật) b, Bảo quản thực phẩm c, Chế biến thực phẩm |
Phương pháp:
Lý thuyết về lựa chọn thực phẩm
Giải chi tiết:
- Rửa tay và vệ sinh các bề mặt thường xuyên, chế biến thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp: giúp đảm bảo vệ sinh và đảm bảo dinh dưỡng lúc chế biến thực phẩm
- Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hoặc sử dụng một số biện pháp sấy khô, hút chân không,...: giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn, tránh các vi sinh vật gây hại
- Sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật đúng cách: đảm bảo an toàn trong trồng trọt
CH5.
Khi phát hiện có người bị ngộ độc thực phẩm có biểu hiện nôn, tiêu chảy, các cách xử lí dưới đây là đúng hay sai? Giải thích (1) Uống thuốc chống nôn, chống tiêu chảy (2) Uống nhiều dung dịch oresol (3) Tự điều trị bằng các bài thuốc dân gian (4) Ăn thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, bù lại lượng dinh dưỡng đã mất |
Phương pháp:
Lý thuyết về ngộ độc thực phẩm
Giải chi tiết:
(1) Sai, chỉ nên uống khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra phản ứng nôn và tiêu chảy là phản ứng phản vệ của cơ thể chống lại chất độc và đào thải chất độc ra ngoài
(2) Đúng, vì oresol giúp bù chất điện giải
(3) Sai, vì nếu không nắm rõ về ngộ độc có thể khiến bệnh nặng hơn và gây ra hậu quả nghiêm trọng
(4) Sai, vì điều này tạo áp lực lên hệ thống tiêu hóa và hấp thu của cơ thể chưa kịp hồi phục, chỉ nên ăn các chất dễ hấp thụ như cháo loãng, nước canh,...
CH6.
Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và phụ gia thực phẩm thường được sử dụng trong sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm. Vai trò của những chất này đối với quá trình sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm là gì? Khi sử dụng chúng ta cần chú ý những gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm? |
Phương pháp:
Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và phụ gia thực phẩm
Giải chi tiết:
- Vai trò của những chất trên:
+ Thuốc bảo vệ thực vật: phòng, trừ sinh vật hại cây trồng và nông sản; tăng năng suất, sản lượng, điều chỉnh mùa vụ, thời gian thu hoạch.
+ Thuốc thú y: bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi, nâng cao công tác phòng ngừa, hạn chế dịch bệnh cho động vật
+ Phụ gia thực phẩm: là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản hay cải thiện hương vị và bề ngoài của chúng
- Khi sử dụng cần lưu ý về liều lượng, nguồn gốc của các chất, sử dụng theo chỉ định của bác sĩ thú y hoặc chỉ định về an toàn thực phẩm.