Ôn tập chương 2 trang 30 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Trình bày vai trò, nhiệm vụ của việc trồng và chăm sóc rừng.
Câu hỏi tr30 CH1
Trả lời câu hỏi trang 30 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Trình bày vai trò, nhiệm vụ của việc trồng và chăm sóc rừng.
Phương pháp giải:
Dựa vào vai trò, nhiệm vụ của việc trồng và chăm sóc rừng.
Lời giải chi tiết:
- Vai trò trồng và chăm sóc rừng đối với nền kinh tế và đời sống:
+ Hoạt động trồng và chăm sóc rừng tạo việc làm cho người dân, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống.
+ Rừng cung cấp gỗ, lâm sản cho các ngành công nghiệp kinh tế như: chế biến gỗ, giấy, dệt may, hóa chất,...
+ Rừng giúp cung cấp oxy, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe đời sống con người.
+ Rừng cung cấp nhiều loại thực phẩm và dược liệu quý hiếm.
+ Ngoài ra, Rừng là địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Câu hỏi tr30 CH2
Trả lời câu hỏi trang 30 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Phân tích quy luật sinh trưởng, phát triển của cây rừng.
Phương pháp giải:
Dựa vào kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng
Lời giải chi tiết:
Quy luật sinh trưởng, phát triển của cây rừng là:
- Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ.
- Không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại:
+ Sinh trưởng cây rừng tích lũy vật chất làm điều kiện để cây rừng phát triển.
+ Phát triển là tiền đề cho một giai đoạn sinh trưởng mới của cây rừng và tạo thể hệ cây rừng mới.
Câu hỏi tr30 CH3
Trả lời câu hỏi trang 30 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Mô tả kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng.
Lời giải chi tiết:
Chăm sóc rừng:
- Làm cỏ, vun xới định kì trong khoảng 3 năm liên tục sau khi trồng. Số lần làm cỏ, vun xới trong từng năm tùy thuộc tình hình cụ thể. Thời điểm làm cỏ, vun xới tốt nhất là ngay trước thời kìa cỏ dại sinh trưởng mạnh nhất hoặc trước khi bón thúc.
- Bón thúc đúng loại phân bón, liều lượng, thời gian và Phương pháp bón tùy thuộc các nhân tố cụ thể như điều kiện lập địa, loài cây, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.
- Lượng nước tới, số lần tưới phải căn cứ vào đặc điểm phân bố nông – sâu của hệ rễ, quy luật sinh trưởng của loài cây trong từng năm, từng giai đoạn tuổi và điều kiện lập địa để quyết định.
- Tỉa dặm, tỉa thưa:
+ Dùng kéo, dao,... cắt bỏ các cành phía dưới 1/3 chiều dài của tán cây. Tiến hành vào mùa khô, thời tiết khô ráo.
- Trồng dặm:
+ Sau khi trồng 20-30 ngày phải kiểm tra tỉ lệ sông. Nếu đạt dưới 85% phải trồng dặm. Nếu trên 85%, chỉ trồng dặm ở những nơi cây chết tập trung, kĩ thuật trồng dặm như trồng chính.
Kĩ thuật trồng:
Trồng rừng bằng gieo hạt thẳng:
- Phương thức gieo toàn diện: gieo hạt đồng đều trên toàn bộ diện tích điện gieo.
- Phương thức gieo cục bộ: có hai Phương pháp là gieo theo hàng và gieo theo khóm. Gieo theo hàng bằng cách cứ một cự li nhất định rạch một hàng, gieo hạt trên hàng liên tục hoặc gián đoạn.
Trồng rừng bằng cây con
- Trồng bằng cây con rễ trần: tạo lỗ trong hố trồng, đặt cây vào, lấp đất, nén đất và vun gốc. Kĩ thuật này giúp bảo vệ bộ rễ tránh khô héo vì nắng, gió hay dập nát.
- Trồng bằng cây con có bầu: Tạo lỗ trong hố trồng, rạch và xé bỏ vỏ bầu, đặt bầu cây vào, lấp đất và nén đất lần thứ nhất, lấp đất và nén đất lần thứ hai rồi vun gốc.