Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 5 trang 74 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 4, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 kết nối tri thức, tập đọc lớp 4 Tuần 27: Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2


Bài: Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 5 trang 74 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Dưới đây là khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Hiển. Theo em, các bạn nhỏ hiểu được điều gì khi mẹ vắng nhà và khi mẹ trở về. Hai dòng thơ “Mẹ về như nắng / Sáng ấm cả gian nhà.” gợi ra những cảm nhận khác nhau. Em thích cách cảm nhận nào dưới đây hoặc nêu ý kiến của em. Viết 5 – 7 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em về một người thân trong gia đình.

Câu 1

Dưới đây là khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Hiển. Theo em, các bạn nhỏ hiểu được điều gì khi mẹ vắng nhà và khi mẹ trở về?

Mấy ngày mẹ về quê

Là mấy ngày bão nổi

Con đường mẹ đi về

Cơn mưa dài chặn lối.

Thế rồi cơn bão qua

Bầu trời xanh trở lại

Mẹ về như nắng mới

Sáng ấm cả gian nhà.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn thơ, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Theo em, các bạn nhỏ hiểu được tầm quan trọng của mẹ và những vất vả mà mẹ phải làm hàng ngày.

Câu 2

Hai dòng thơ “Mẹ về như nắng / Sáng ấm cả gian nhà.” gợi ra những cảm nhận khác nhau. Em thích cách cảm nhận nào dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

Phương pháp giải:

Em cảm nhận hai dòng thơ theo suy nghĩ của em và chọn cách cảm nhận em thích nhất.

Lời giải chi tiết:

Em thích cách cảm nhận: Hình ảnh thơ thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi mẹ về. Có mẹ, ngôi nhà như bừng sáng sau bao ngày bão dông. Có mẹ, lòng con ấm áp hơn sau bao ngày mong nhớ.

Câu 3

Viết 5 – 7 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em về một người thân trong gia đình.

Phương pháp giải:

Em viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một người thân trong gia đình.

Gợi ý:

+ Mở đầu: Giới thiệu người sẽ thể hiện tình cảm, cảm xúc là ai?

+ Triển khai: Nêu những kỉ niệm gắn bó, thân thiết với người đó và tình cảm dành cho họ.

+ Kết thúc: Khẳng định tình cảm bền chặt với họ

- Người viết có thể biểu lộ tình cảm, cảm xúc bằng những cách: nêu tình cảm, cảm xúc đó là gì, được biểu hiện ra sao, thông qua những kỉ niệm nào,....

Lời giải chi tiết:

Bà ngoại là người mà em rất yêu quý. Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe. Những câu chuyện của bà đã nuôi dưỡng tâm hồn em từ thuở còn thơ bé. Em rất yêu mến và kính trọng bà. Mỗi lần sang nhà bà, em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa. Em mong bà sẽ sống thật lâu để luôn ở bên cạnh em.


Cùng chủ đề:

Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 70 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 71 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 5 trang 74 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Ôn tập tiết 1, 2 trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Ôn tập tiết 3, 4 trang 70 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Ôn tập tiết 5 trang 72 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1: Mỗi người một vẻ
Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2: Mỗi người một vẻ