Ông Trạng giỏi tính toán trang 80, 81 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 cánh diều, tập đọc lớp 3 Bài 7: Khối óc và bàn tay


Ông Trạng giỏi tính toán trang 80, 81 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều

Hãy nói tên một số đồ vật trong góc học tập dưới đây. Mỗi đồ vật trên có tác dụng gì? Theo em, ai đã làm ra (sáng tạo ra) những đồ vật ấy? Qua đoạn 1, em biết gì về ông Lương Thế Vinh? Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để cân voi? Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để biết một trang sách dày bao nhiêu? Đọc đoạn 4 và nêu những đóng góp của ông Lương Thế Vinh.

Nội dung

Lương Thế Vinh nhờ tài trí của mình đã nghĩ ra cách cân voi. Ca ngợi sự thông minh và tài giỏi của Lương Thế Vinh.

Phần I

Chia sẻ:

Câu 1: Hãy nói tên một số đồ vật trong góc học tập dưới đây:

Phương pháp giải:

Em quan sát bức tranh và nói tên các đồ vật trong tranh.

Lời giải chi tiết:

Những đồ vật có trong hình là: Bàn học, hế, tủ sách, máy tính, bút, thước, đèn, gấu bông, sách vở, dép, thùng rác...

Câu 2

Câu 2: Mỗi đồ vật trên có tác dụng gì?

Mẫu: Quyển sách cho em nhiều kiến thức.

Phương pháp giải:

Em dựa theo mẫu để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

- Gấu bông là đồ chơi của em.

- Máy tính giúp em tìm hiểu nhiều kiến thức, giúp em giải trí sau giờ học căng thẳng.

- Bàn ghế giúp em có chỗ ngồi thoải mái để học bài.

- Đèn học giúp em có đủ ánh sáng để học bài.

- Đồ dùng học tập giúp em học bài dễ dàng hơn.

Câu 3

Câu 3: Theo em, ai đã làm ra (sáng tạo ra) những đồ vật ấy?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những đồ vật ấy do các kĩ sư công nghệ, kiến trúc sư, giáo sư, các nhà khoa học, bác thơ mộc, người công nhân làm ra, sáng tạo ra.

Phần II

Bài đọc:

Ông Trạng giỏi tính toán

Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi. Ông được mọi người nể phục vì vừa học rộng vừa có nhiều sáng kiến trong đời sống.

Có lần, sứ thần Trung Hoa thử tài Lương Thế Vinh, nhờ ông cân giúp một con voi. Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyền. Sau đó, ông cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền. Khi thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, ông sai cân chỗ đá ấy và biết voi nặng bao nhiêu.

Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu. Ông lấy thước đo cuốn sách, rồi tính ra ngay độ dày của mỗi trang sách. Sứ thần hết sức khâm phục tài trí của Trạng nguyên nước Việt.

Lương Thế Vinh đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán, viết thành một cuốn sách. Mỗi quy tắc tính toán đều được ông tóm tắt bằng một bài thơ cho dễ nhớ. Đó là cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam. Sách của ông được dạy trong nhà trường gần 400 năm. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên làm ra bàn tính. Bàn tính lúc đầu làm bằng đất, về sau làm bằng gỗ và trúc, sơn nhiều màu, rất dễ sử dụng.

Theo sách Kể chuyện thần đồng Việt Nam

Phần III

Đọc hiểu:

Câu 1: Qua đoạn 1, em biết gì về ông Lương Thế Vinh?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 1 bài đọc.

Lời giải chi tiết:

Qua đoạn 1, em biết ông Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi. Ông được mọi người nể phục vì vừa học rộng vừa có nhiều sáng kiến trong đời sống.

Câu 2

Câu 2: Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để cân voi?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 2 của bài đọc.

Lời giải chi tiết:

Ông Lương Thế Vinh cân voi bằng cách sai lính dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyền. Sau đó, ông cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền. Khi thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, ông sai cân chỗ đá ấy và biết voi nặng bao nhiêu.

Câu 3

Câu 3: Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để biết một trang sách dày bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 3 của bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Ông Lương Thế Vinh Ông lấy thước đo cuốn sách, rồi tính ra ngay độ dày của mỗi trang sách.

Câu 4

Câu 4: Đọc đoạn 4 và nêu những đóng góp của ông Lương Thế Vinh.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 4 của bài đọc.

Lời giải chi tiết:

Ông Lương Thế Vinh đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán được ông tóm tắt bằng thơ, viết thành một cuốn sách. Đó là cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam. Sách của ông được dạy trong nhà trường gần 400 năm. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên làm ra bàn tính. Bàn tính lúc đầu làm bằng đất, về sau làm bằng gỗ và trúc, sơn nhiều màu, rất dễ sử dụng.

Phần IV

Luyện tập:

Câu 1: Những từ nào dưới đây có nghĩa trái ngược nhau? Ghép đúng:

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

a – 4, b – 1, c – 2, d – 3.

Câu 2

Câu 2: Tìm trong mỗi câu sau một cặp từ có nghĩa trái ngược nhau:

a) Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, sau đó, ông cho voi lên bờ.

b) Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu.

Phương pháp giải:

Em đọc câu và tìm cặp từ trái nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Cặp từ có nghĩa trái ngược nhau là:

a) Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, sau đó, ông cho voi lên bờ.

b) Sứ thần lại xé một trang sách mỏng , nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu.


Cùng chủ đề:

Ôn tập giữa học kì I - Tiết 3 trang 61 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Ôn tập giữa học kì I - Tiết 4 trang 61, 62 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Ôn tập giữa học kì I - Tiết 5 trang 62 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Ôn tập giữa học kì I - Tiết 6 trang 63, 64 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Ôn tập giữa học kì I - Tiết 7 trang 65 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Ông Trạng giỏi tính toán trang 80, 81 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Ông lão nhân hậu trang 112 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Ở lại với chiến khu trang 76, 77 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Phép mầu trên sa mạc trang 27, 28 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Phố phường Hà Nội trang 31, 32 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Quà tặng chú hề trang 117, 118 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều