Phân biệt giữa biệt ngữ xã hội và các từ ngữ thuộc về nghề nghiệp — Không quảng cáo

Lý thuyết Văn lớp 8 Lý thuyết Biệt ngữ xã hội Văn 8


Phân biệt giữa biệt ngữ xã hội và các từ ngữ thuộc về nghề nghiệp

Biệt ngữ xã hội là gì? Phân biệt giữa biệt ngữ xã hội và các từ ngữ thuộc về nghề nghiệp? Biệt ngữ xã hội sử dụng như thế nào?

1. Phân biệt giữa biệt ngữ xã hội và các từ ngữ thuộc về nghề nghiệp

– Biệt ngữ xã hội dùng trong một tầng lớp (tầng lớp học sinh, sinh viên; tầng lớp các tôn giáo khác nhau, tầng lớp phong kiến xưa,…);

– Các từ ngữ thuộc về nghề nghiệp: là các từ ngữ chuyên ngành thuộc về một số ngành nghề, chỉ sử dụng trong bộ phận những người cùng một ngành nghề đó. Chúng là những từ biểu thị sản phẩm, công cụ hay quy trình sản xuất có tính khác biệt của từng ngành nghề khác nhau.

2. Ví dụ minh họa

– Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến: trẫm, khanh, long thể, mặt rồng, ngự giá, ngự bút, long bào,

– Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa: mình thánh, nữ tu, ông quản, cứu rỗi, lòng lành, ơn ích,…

– Biệt ngữ của học sinh, sinh viên: gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối,

– Biệt ngữ của những người buôn bán, “phe phẩy” (thời bao cấp): bắt mồi, dính, phảy, luộc, búa, nặng doa, ế vở, guồng, nhẩu, dầm, sôi me,

– Biệt ngữ của bọn lưu manh, trộm cắp ở thành phố (thời bao cấp): chọi, choai, xế lô, bổ, dạt vòm, đột vòm, rụng, táp lô, bè, đoa,


Cùng chủ đề:

Nhận biết kiểu câu cảm
Nhận biết kiểu câu hỏi
Nhận biết kiểu câu kể
Nhậ̣n biết kiểu câu cầu khiến
Phân biệt các kiểu đoạn văn
Phân biệt giữa biệt ngữ xã hội và các từ ngữ thuộc về nghề nghiệp
Phân biệt trợ từ, thán từ, phó từ
Phân biệt từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân
Phân loại câu phủ định
Phân loại sắc thái nghĩa của từ
Phân loại so sánh 8