Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (bài 2) — Không quảng cáo

Văn mẫu 9 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý, thuyết minh, tự sự và nghị luận lớp 9 hay nhất


Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (bài 2)

Trên nền hùng vĩ của thiên nhiên, cánh rừng trải rộng, bầu trời lồng lộng, người chiến sĩ đứng vói khẩu súng và vầng trăng. Đây là một hình ảnh thực trong những đêm phục kích của tác giả, nhưng chính tầm cao tư tưởng và lí tưởng chiến đấu của quân đội cách mạng đã tạo cho hình ảnh đó một vẻ đẹp khái quát, tượng trưng.

Bài thơ như là lời nói chuyện tâm tình thủ thỉ của hai người chiến sĩ trong một đêm rét chung chăn. Có hai nhân vật trữ tình là “anh” và "tôi" với những nét riêng của từng người và những nét chung của cả hai người. Một điều thú vị là nếu đem thay tất cả những chỗ của “anh” bằng “tôi'” và dĩ nhiên “tôỉ ” lại được thay bằng “anh” thì cả về vần, nhịp lẫn nội dung tư tưởng của bài thơ hầu nhữ không thay đổi. Sự hoán vị ấy thực hiện được dễ dàng chính bởi vì "’anh" và “ tôi” rất giống nhau, vì tác giả không nhằm mục đích nói về nét riêng, nét cá thể của “anh” và cùa “tôi’. Cái đích mà tác giả hướng tới là ĐỒNG CHÍ, là mặt tinh thần của đội quân cách mạng thời bấy giờ. Vì thế mà khi đọc bài thơ, ta thấy có anh, có tôi, có đôi tri kỷ, có người áo rách vai, có người quần vài mảnh vá, có bàn chân không giày. Những chi tiết thơ rất chọn lọc gợi nhớ ngay về một thời các chiến sĩ, vừa rời luống cày, mảnh ruộng “áo vải chân không đi lùng giặc đánh". Nhưng bài thơ không hề dừng lại ở những nét bên ngoài của các chiến sĩ qua “anh” qua “tôi”, nhà thơ muốn qui nạp, muốn khái quát lên những nét chung nhất cho quê hương, làng mạc, anh và tôi, dần dần gần gũi nhau, thân thiết nhau, gắn bó với nhau và hòa lẫn trong nhau. Điều này thấy rõ trong cả cấu trúc từng câu thơ và cả đoạn thơ.

Quê hương anh...

Làng tôi...

Sự sóng đôi ở cả hai câu thơ của anh và tôi dẫn đến sự gần gũi “anh với tôi” trong cùng một câu thơ, tiếp đó là đôi người - thành một đôi, nhưng là “đôi người xa lạ" - sau đó mới là '"đôi tri kỷ". Và cuối cùng sau những gắn bó “súng bên súng đầu sát bên đầu” sau những “đôi tri kỷ" là một tình cảm mới mẻ nhất thiêng liêng nhất gắn bó tất cả mọi người ĐỒNG CHÍ. Hai từ “Đồng chí" mới mẻ  đó đã như là sự kết tinh, sự tụ hội những gì tốt đẹp và tinh hoa trong tình cảm xã hội của con người. Đồng chí là tri kỷ, nhưng cao hơn tri kỷ, mới hơn tri kỷ vì nó là tình cảm của một đội quân đông đảo những người chân đất áo nâu, nó là tình bạn chiến đấu của những người cách mạng.

Đoạn hai của bài thơ lại quay trở về những nét riêng, những con người gắn bó với nhau bằng tình đồng chí. Đồng chí được xây dựng từ những con người của mọi miền quê, từ một làng nghèo “đất cày lên sỏi đá” của một vùng trung du hay miền núi, tới một vùng “nước mặn đồng chua" đồng bằng ven biển. Đồng chí được hình thành trong khi kề vai sát cánh “súng bên súng đầu sát bên đầu”.

Đồng chí được thử thách bằng những thiếu thốn, bệnh tật (áo rách vai, quần vá, chân không giày. Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi). Đồng chí được vun đắp bởi tình cảm hậu phương (giếng nước, gốc đa nhớ người ra  lính). Đoạn thơ tiếp tục những chi tiết khác nhau để làm nổi bật tinh thần đồng chí của những chiến sĩ, một lần nữa “anh” và “tôi” lại hòa lẫn vào gương mặt chung của đồng chí, đồng đội

Miệng cười buốt giá,

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Những câu thơ không rõ chủ thể này chính là nói về tình đồng chí - điểm sáng ngời trong tâm hồn các chiến sĩ vô danh. Chỉ một hành động “tay nắm lấy bàn tay” mà biết bao ý nghĩa. Tình cảm đồng chí là thế đấy, biểu lộ rất mộc mạc, không ồn ào, nhưng lắng sâu thấm thía. Bàn tay nói lời im lặng của sự đoàn kết, sự gắn bó, sự cảm thông, và cả niềm hứa hẹn lập công.

Những dòng thơ cuối cùng như một tượng đài sừng sững cho tình cảm đồng chí thiêng liêng. Trên nền hùng vĩ của thiên nhiên, cánh rừng trải rộng, bầu trời lồng lộng, người chiến sĩ đứng với khẩu súng và vầng trăng. Đây là một hình ảnh thực trong những đêm phục kích của tác giả, nhưng chính tầm cao tư tưởng và lí tưởng chiến đấu của quân đội cách mạng đã tạo cho hình ảnh đó một vẻ đẹp khái quát, tượng trưng.


Cùng chủ đề:

Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận (bài 1)
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Ngữ văn lớp 9
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của. Huy Cận (bài 2)
Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (Bài 4)
Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (bài 1)
Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (bài 2)
Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (bài 3)
Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và nói lên cảm nghĩ của em
Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân mặc áo lính
Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân mặc áo lính
Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân mặc áo lính thời 9 năm kháng chiến chống Pháp