Phân tích đoạn thơ: Không có kính, rồi xe không có đèn…trái tim trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Phạm Tiến Duật được gọi là “Viên ngọc Trường Sơn của thơ ca”. Đặc biệt mảng thơ về người lính lái xe của ông đã để lại một ấn tượng thật thú vị. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những “Viên ngọc Trường Sơn” đó.
Bài thơ khép lại bằng bốn câu thơ thể hiện ý chí giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đó là động lực mạnh mẽ và sâu xa tạo nên sức mạnh phi thường để người lính vượt lên tất cả, bất chấp mọi khó khăn, ngu hiểm:
"Không có kính, rồi mui xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim".
Trải qua mưa bom bão đạn, những chiếc xe ban đầu không có kính nay càng trở nên hư hại hơn, vật chất càng thiếu thốn:
"Không có kính, rồi mui xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước"
Điệp từ "không có" được lặp lại ba lần nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của những chiếc xe và cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường. Bom đạn kẻ thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không đè bẹp được tinh thần và ý chí chiến đấu của những người lính lái xe. Xe vẫn chạy không chỉ vì có động cơ máy móc mà còn có một động cơ tinh thần "vì miền Nam":
"Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
Đối lập với tất cả cá không có ở trên là một cái có, đó là trái tim. Đây là hình ảnh hoán dụ, là sức mạnh của người lính, sức mạnh của người chiến sĩ chiến thắng bom đạn của kẻ thù. Trái tim ấy đã thay thế cho tất cả những thiếu thốn: không kính, không đèn, không mui, hợp nhất với người chiến sĩ lái xe thành một cơ thể thống nhất tiếp tục tiến về phía trước hướng về miền Nam ruột thịt. Trái tim yêu thương, trái tim can trường cảu người chiến sĩ lái xe đã trở thành nhãn tự cảu bài thơ, cô đúc ý toàn bài, hội tụ vẻ đẹp của người lính và để lại cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc. Trái tim của người lính đã tỏa sáng rực mãi đến muôn thế hệ mai sau khiến ta không thể nào quên thế hệ thanh niên thời chống Mỹ oanh liệt của dân tộc.