Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. (Quê hương - Tế Hanh) — Không quảng cáo

Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Quê hương


Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài quê hương.

“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quý báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn " rất mạnh mẽ và hình ảnh rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thâu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.


Cùng chủ đề:

Phân tích bài “Đi bộ ngao du”của Ru - Xô "
Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ: Nào đâu. . . Còn đâu? (Nhớ rừng, Thế Lữ)
Phân tích cách nhìn người nông dân của Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc?
Phân tích cảnh "Đánh nhau với cối xay gió" của hiệp sĩ Đôn Ki - Hô - Tê
Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau trong bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên: Giấy đỏ buồn không thắm. Mực đọng trong nghiên sầu
Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. (Quê hương - Tế Hanh)
Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
Phân tích hồi II, lớp 5 “Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục” trong kịch "Trưởng giả học làm sang”
Phân tích nghệ thuật đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố
Phân tích nhân vật bé Hồng qua đoạn Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng, đồng thời bày tỏ cảm xúc của mình về những em nhỏ có cảnh ngộ tương tự như thế
Phân tích nhân vật bé Hồng trong truyện “Những ngày thơ ấu” (chủ yếu dựa vào đoạn trích “Trong lòng mẹ”)