Phân tích hình tượng Sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh để cảm nhận về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Sóng


Phân tích hình tượng Sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh để cảm nhận về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ

Sóng là một hình tượng không mới nhưng trở nên rất đẹp, một vè đẹp rất riêng trong cảm nhận của hồn thơ Xuân Quỳnh. Bằng hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã nói được những điều giản dị mà lớn lao của tâm hồn người phụ nữ đang yêu.

Nói về đề tài tình yêu trong thơ ca nói chung và trong thơ Xuân Quỳnh nói riêng, Sóng - một bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh. Hình tượng sóng thể hiện những trạng thái người phụ nữ trong tình yêu thấm đẫm chất trữ tình trong sáng.

Hình tượng “Sóng” được tái hiện qua nhạc điệu bài thơ. Hình tượng Sóng đi: tả những cảm xúc, những sắc thái tình cảm vừa phong phú đa dạng, vừa thiết tha, sôi nổi của một trái tim đang rạo rực yêu đương.Hình tượng sóng hiện lên qua nhịp điệu nhẹ nhàng, lúc sôi nổi dồn dập, dịu êm, sâu lắng như nhịp sóng ngoài biển khơi, cũng là nhịp của những con sóng tình cảm của một trái tim khao khát yêu đương.

Nhà thơ sử dụng thể thơ 5 chữ với những dòng thơ liền mạch ít ngắt nhịp. Sự trở đi trở lại hồi hoàn của hình tượng sóng, biện pháp điệp từ ngữ, điệp cấu trúc, những từ láy... đã tạo nên nhạc điệu của những con sóng, đợt song liên tiếp gối lên nhau lúc tràn lên sôi nổi, lúc lắng lại dịu êm.

Hình tượng sóng mang ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu và tâm trạng nhân vật trữ tình (người phụ nữ) trong bài thơ.

Sóng là biểu tượng cho sự bí ẩn trong tình yêu, biểu tượng cho niềm khát khao một tình yêu lớn, một tình yêu mãnh liệt.

Khổ thơ thứ nhất thể hiện hai trạng thái của sóng cũng là hai trạng thái của tình yêu tưởng như đối lập nhưng rất thống nhất {dữ dội - dịu êm; ồn ào lặng lẽ). Đó là sự bí ẩn của tình yêu. Cũng như sóng, con người tìm đến với tình yêu” để hiểu mình hơn (Sóng không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể).

Khổ thơ thứ hai là sự phát hiện sự tương đồng giữa sóng và quy luật muôn thuở của tình yêu. Sóng “ngày xưa” và sóng “ngày sau” vẫn thế giống như “nỗi khát vọng tình yêu/ bồi hồi trong ngực trẻ”.

Khố thơ thứ ba và thứ tư tác giả dùng để cắt nghĩa về nguồn gốc của sóng và nơi bắt đầu của tình yêu. Cái hay của đoạn thơ là sự đầu hàng của nhận thức, là sự bất lực trong lôgic lí trí (Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau).

Sóng là biểu tượng cho nỗi nhớ trong tình yêu của người phụ nữ.Con sóng thao thức ở mọi chiều không gian, thời gian cũng như: “Lòng em nhớ đến anh / Cả trong mơ còn thức”. Nhà thơ dùng liên tưởng đan cài để đồng nhất “sóng” và “em”.

Sóng là biểu tượng cho sự thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Nhà thơ sử dụng kết cấu: dẫu., thì... cùng với những đối lập (xuôi - ngược, bắc - nam) để khẳng định: “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương”. Ngoài việc khẳng định tình yêu chung thủy, Xuân Quỳnh còn muốn đề cập đến Iihừng thử thách trong tình yêu. Tình yêu cho ta sức mạnh vượt qua thử thách và qua thử thách tình yêu càng thêm bền vững.

Sóng là biểu tượng cho những trăn trở, lo âu trong cõi lòng người phụ nữ đang yêu. Đó là nỗi lo âu về cái hữu hạn của đời người, của tình yêu.

... Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Sóng là biểu tượng cho khát vọng mãnh liệt muốn bất tử hóa tình yêu. Những thơ sử dụng những đại lượng 1ớn có tính ước lệ (trăm, ngàn) cùng với những hình ảnh thuộc về vô biên (biển, sóng). Khát vọng của tâm hồn người phụ nữ đang yêu thật mãnh liệt. Đó là khát vọng của muôn đời, muôn người, khát vọng mang giá trị nhân văn sâu sắc, cao đẹp.

Sóng là một hình tượng không mới nhưng trở nên rất đẹp, một vè đẹp rất riêng trong cảm nhận của hồn thơ Xuân Quỳnh. Bằng hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã nói được những điều giản dị mà lớn lao của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Khát vọng tình yêu được gửi vào sóng khát vọng thành thực, khẩn thiết, nồng nàn và rất nhân văn.


Cùng chủ đề:

Phân tích hành trình đi tìm vẻ đẹp của sông Hương ở vùng đồng bằng và nơi con sông chảy vào thành phố trong bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Phân tích hiệu quả của tính nhạc trong đoạn thơ sau: Dốc lên. . . Cọp trêu người
Phân tích hình ảnh "Đường mòn" và "Vòng hoa trong" Thuốc của Lỗ Tấn
Phân tích hình ảnh con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân
Phân tích hình ảnh gia đình có người vợ nhặt trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân
Phân tích hình tượng Sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh để cảm nhận về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ
Phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu
Phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu
Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành. Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả cây xà nu của nhà văn
Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành