Phân tích nhân vật Đuy - Sen trong truyện “Người thầy đầu tiên” — Không quảng cáo

Bài 3. Cội nguồn yêu thương - Văn mẫu 7 Kết nối tri


Phân tích nhân vật Đuy-sen trong truyện “Người thầy đầu tiên”

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen

Bài mẫu 1

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen.

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu

Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”

Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông..., thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.

Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”.

Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.

Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồ côi khát khao được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như toả sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy Đuy-sen càng trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.

(Sưu tầm)

Bài mẫu 2

Một người thanh niên trẻ tuổi không nhà cửa, ruộng vườn, học chưa hết bảng chữ cái vậy mà lại có ý định xây một ngôi trường ở nơi heo hút xa xôi. Người thanh niên ấy đã tự mình dọn dẹp nhà kho cũ, sửa chữa lại, chuẩn bị mọi thứ cho ngôi trường mới. Người thanh niên ấy vượt qua những phản đối của dân làng, thuyết phục người dân cho bọn trẻ được đến trường học cái chữ. Người thanh niên ấy chẳng hể có sách giáo khoa hay chương trình dạy học nhưng đã dạy lũ trẻ bằng tất cả vốn hiểu biết, bằng cả niềm itn và lòng nhiệt tình. Kiên nhẫn chỉ bảo học trò cách cầm bút sao cho đúng, giảng giải những từ chúng chưa hiểu, đem lại một thế giới rộng lớn bao la cho những đứa trẻ chưa hề bước chân ra khỏi làng.

Lí do đầu tiên chính là tình yêu của thầy dành cho quê hương mình. Làng Ku-ku-rêu của thầy, làng Ku-ku-rêu nghèo khó bao đời nay chỉ biết có trồng trọt và chăn gia súc. Dưới ánh sáng của chế độ mới, thầy hi vọng và mơ ước những đứa trẻ mình dạy hôm nay có thể trưởng thành, xây dựng một tương lai tươi sáng không chỉ cho nơi chôn rau cắt rốn của mình mà con cho cả đất nước Nga Xô-viết đầy yêu thương. Niềm tin ấy và lòng nhiệt tình vô bờ bến đã biến thành sức mạnh giúp thầy vượt qua tất cả, truyền tải đến những người học trò thân yêu.

Học trò ai cũng quý thầy Đuy-sen và bảo vệ thầy, đó là lời khẳng định của An-tư-nai trong bức thư: “ Chắc chắn tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi. Tuy chúng tôi còn bé, nhưng tôi nghĩ rằng lúc đó chúng tôi đều đã hiểu được những điều ấy.”. Ánh sáng tri thức mà thầy Đuy-sen đã mang lại cho làng Ku-ku-rêu. Thầy Đuy-sen đem hết năng lực của mình để dạy cho lũ trẻ về những gì mà anh biết, hướng dẫn đọc số, đọc đếm, viết chữ và đánh vần, mỗi hành động đều rất chân thành, kiên nhẫn. Những số phận tưởng chừng sẽ bị vùi lấp trong dốt nát tăm tối ấy đã được Đuy-sen thắp lên ngọn lửa từ trong tâm thức, những ước mơ cháy bỏng về một tương lai tươi sáng dần tràn đầy trên mảnh đất nghề nông.

Ấn tượng đầu tiên về thầy có lẽ là nụ cười ấm áp. Trong hoàn cảnh phải vất vả, tự mình dọn dẹp nhà kho cũ để làm trường học nhưng khi thấy An-tư-nai và các bạn ghép qua trường, thầy vẫn cười nhiệt tình giới thiệu với các em, khuyến khích các em đi học. Ấn tượng đó càng sâu dậm hơn khi ở đoạn thầy cõng học trò qua suối trong mùa đông lạnh giá. Làn nước lạnh băng, tay thì bế, lưng thì cõng, người qua lại thì cười nhạo báng, ấy thế mà thầy vẫn mỉm cười, động viên học trò bằng những câu chuyện cười dí dỏm. Nụ cười ấy vẫn không tắt như niềm tin của thầy vậy “thầy Đuy-sen thì dường như không để ý những lời lăng mạ đó, coi như không nghe thấy gì hết.”

Với những nỗ lực của mình, thầy không chỉ cứ An-tư-nai thoát khỏi cuộc hôn nhân sắp đặt kia mà còn giúp đỡ cô được đi học ở tỉnh. Gột rửa quá khứ, dẫn đường cho cô trở lại với cuộc sống mới tốt đẹp hơn bằng niềm tin của mình. Thầy vẫn luôn tin rằng rồi có ngày An-tư-nai sẽ lớn lên đầy hoài bão, thành công rực rỡ như hai cây phong mà hai người đã trồng trên đồi. Và thầy đã đúng. An-tư-nai đã sống hạnh phúc vui vẻ và trở thành một viện sĩ được mọi người kính trọng.


Cùng chủ đề:

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng có lúc lại khẳng định: Học thầy không tày học bạn
Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Phân tích hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con qua bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo
Phân tích hình ảnh quê hương Gò Me trong bài thơ Gò Me của Hoàng Tố Nguyên
Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Phân tích nhân vật Đuy - Sen trong truyện “Người thầy đầu tiên”
Phân tích tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương trong bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo
Phân tích vẻ đẹp của rừng U Minh qua đoạn trích Đi lấy mật của nhà văn Đoàn Giỏi
Qua bài thơ mùa xuân nho nhỏ, hãy nêu suy nghĩ của em về tư tưởng cống hiến của tác giả, liên hệ bản thân em
Qua nỗi nhớ của nhà thơ - Một người con phải sống xa quê - Cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?
Qua văn bản Chuyện cơm hến, hãy viết bài văn về món ăn truyền thống quê hương em