Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguỵễn Đình Chiểu — Không quảng cáo

Văn mẫu 9 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý, thuyết minh, tự sự và nghị luận lớp 9 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Lục Vân Tiên


Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguỵễn Đình Chiểu.

Những chữ quân tử tạm ngồi đối lập với tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa, chút tôi... không chỉ nói lên thái độ mang ơn, chịu ơn mà còn bộc lộ rõ nét sự thùy mị, nết na của người con gái trước ân nghĩa là một đấng tu mi nam tử. Nhưng cao đẹp nhất là phẩm chất ân tình được bộc lộ sâu sắc trong nguyện vọng và cách trả ơn của Kiều Nguyệt Nga.

Kiều Nguyệt Nga

Đoạn truyện ngoài việc giới thiệu Lục Vân Tiên còn cho ta biết về Kiều Nguyệt Nga - một cô gái khuê các gặp bước hiểm nghèo, may được Lục Vân Tiên cứu thoát. Ở đoạn trích này, tính cách của Kiều Nguyệt Nga được biểu hiện thông qua những lời giãi bày của nàng với Lục Vân Tiên:

Trước xe quân tử tạm ngồi,

Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.

Chút tôi liễu yếu đào tơ.

Những chữ quân tử tạm ngồi đối lập với tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa, chút tôi... không chỉ nói lên thái độ mang ơn, chịu ơn mà còn bộc lộ rõ nét sự thùy mị, nết na của người con gái trước ân nghĩa là một đấng nam tử. Nhưng cao đẹp nhất là phẩm chất ân tình được bộc lộ sâu sắc trong nguyện vọng và cách trả ơn của Kiều Nguyệt Nga. Nàng muốn được đền ơn cho ân nhân của mình:

Hà Khê qua đó cũng gần,

Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.

Là một cô gái rất mực đằm thắm ân tình, Kiều Nguvệt Nga muốn được đền ơn một cách cụ thể, trả ơn một cách xứng đáng cho Lục Vân Tiên:

Gặp đây đương lúc giữa đàng,

Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.

Gẫm câu báo đức thù công,

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.

Cách trả ơn của Kiều Nguyệt Nga ở đây không chỉ bộc lộ ở tấm lòng chân thành của người mang ơn, mà còn nói lên quan niệm trả ơn của nhân dân ta: không chỉ bằng lời cảm ơn suông, mà còn bằng vật chất cụ thể, bởi chỉ có như vậy mới chứng tỏ được tấm lòng chân thành của mình đối với ân nhân.

Suy cho cùng nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga chính là hai mặt của một cách sống. Một là làm ơn không cần người khác đền ơn. Hai là chịu ơn thì phải nhớ ơn. Đó cũng là tính cách sống có tính truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam chúng ta. Một cách sống cần được giữ gìn và phát huy.


Cùng chủ đề:

Phân tích một số câu thơ trong Truyện Kiều để làm sáng tỏ giá trị nhân đạo của áng thơ kiệt tác này
Phân tích nét nổi bật của tính cách nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu
Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh (bài 2)
Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật Thuý Kiều, Hoạn Thư trong đoạn trích “Thuý Kiều báo ân, báo oán” (Trích trong Truyện Kiều củ
Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguỵễn Đình Chiểu
Phân tích nhân vật Kim Trọng qua đoạn thơ Kiều gặp Kim Trọng trích trong Truyện Kiều
Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên qua cảnh đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn thơ: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( bài 2)
Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong Lục Vân Tiên cứu kiều nguyệt nga Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu